Theo AFP, một số tờ báo tại Trung Quốc cho rằng bộ ảnh gồm 38 tấm kia thực tế đã được lấy từ một trang web chuyên đăng ảnh kinh dị.
Trong bức ảnh, một người phụ nữ, có vẻ như không phải là người Trung Quốc, đã bị dẫn vào một căn phòng và bị buộc cố định vào một chỗ. Tiếp đó một người đàn ông người gốc Kavkaz mặc áo choàng trắng và đeo khẩu trang phẫu thuật có động tác tiêm thuốc.
Các bức ảnh sau đó cho thấy người phụ nữ thể hiện sự đau đớn về thể chất và tinh thần trước khi chết. Bức ảnh cuối có cảnh cô ta nằm bất động với phần váy phía trước cơ thể đã tụt tới mức lộ cả bầu ngực.
Bức ảnh xử tử bằng tiêm thuốc độc thật ra được lấy từ phim Lethal Injection (Nguồn: DM)
Loạt ảnh được đăng trên tờ Hoàn cầu dưới tựa đề: "Hình ảnh thực về vụ hành quyết một nữ phạm nhân: Hé lộ mặt tối nhất của thế giới."
Các bức ảnh mang theo biểu tượng của một trang web Trung Quốc chuyên về các vấn đề quân sự. Tuy nhiên trang web này nói rằng các bức ảnh đã xuất phát từ một bài viết mang tính riêng tư trên một trang mạng khác ở Trung Quốc.
Trong khi đó, một blogger đã xác định rằng những tấm ảnh này thật ra được cắt từ một bộ phim khiêu dâm của Mỹ có tên “Lethal Injection.”
Đây không phải là lần đầu tiên báo chí Trung Quốc bị "hớ" như thế và những sai lầm của họ chủ yếu tới từ việc không xác minh nguồn tin.
Hồi tháng 11 năm ngoái, trang web của tờ Nhân dân Nhật báo từng đưa tin rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un đã “được” trang web châm biếm The Onion ở Mỹ trao cho danh hiệu "Người đàn ông quyến rũ nhất đang còn sống."
Trang web của Nhân dân nhật báo sau đó đã gỡ bỏ bài báo liên quan.
Báo Trung Quốc từng đăng hớ tin về ông Kim Jong-Un (Nguồn: AFP)
Hồi năm 2011, khi đưa tin về hoạt động huấn luyện của Không quân giải phóng Trung Quốc, đài truyền hình quốc gia CCTV đã sử dụng một đoạn video từ phim "Top Gun" của Hollywood để minh họa.
Tại Trung Quốc, trước đây việc thi hành án tử hình thường từng được tiến hành bằng cách xử bắn, nhưng hiện nước này đã tiến hành xử tử bằng cách tiêm thuốc độc.
Theo TTXVN