Dự thảo văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng phần nhiệm vụ tổng quát trong 5 năm tới, mục (7) đã nêu: “Củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân vững chắc; xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại...; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa” .
Tôi tán thành với cách đặt vấn đề như văn kiện đã nêu, nhưng nhấn mạnh để thực hiện tốt nhiệm vụ “... bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc...” trong bối cảnh hiện nay, thì phải coi trọng đẩy mạnh các biện pháp cụ thể, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị mới có thể bảo vệ vững chắc mục tiêu vừa trước mắt vừa lâu dài nói trên.
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ
Hiện nay, tình hình tranh chấp biên giới lãnh thổ trên thế giới, trong khu vực đã, đang và còn tiếp tục phức tạp; vì thế phải đặt ra vấn đề này một cách đầy đủ, sâu sắc. Làm như vậy để cho mọi cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân và kiều bào ta ở nước ngoài nhận thức đầy đủ, đúng đắn, sâu sắc hơn nữa phạm vi lãnh thổ từ đất liền, vùng biển, vùng trời... đặc biệt là biên giới trên biển, chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam... Từ đó, cùng góp sức vào bảo vệ vững chắc mục tiêu này.
Khi đã thống nhất về nhận thức, hiểu rõ bản chất của các vấn đề thuộc về biên giới lãnh thổ, trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, thì chúng ta có cơ sở pháp lý vững chắc để bảo vệ lãnh thổ quốc gia, đặc biệt là bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của Việt Nam trên biển Đông trước các vấn đề nảy sinh.
Tôi cho rằng, nên thiết lập một cơ quan điều