Theo kỹ sư Lê Văn Tạch, nguyên nhân thứ nhất dẫn đến tình trạng kể trên có thể do dây điện không được buộc chặt khiến nó bị dao động khi xe đi vào đường xấu. Để xử lỗi trong trường hợp này thì chỉ cần xác định đúng vị trí dây điện bị rung rồi dùng băng dính quấn lại.
Nguyên nhân thứ hai là do mối hàn tại mép thép đỡ kính chắn gió (windshield glass) bị bong tách dẫn đến tiếng kêu khi xe vào đường xấu. Để xử lý lỗi trong trường hợp này thì cần xác định đúng mối hàn bị bong tách rồi dùng tô vít bẩy nhẹ để tạo khoảng cách cho hai lớp thép giúp chúng không còn có thể cọ vào nhau.
Theo anh Tạch, chỉ cần để ý kỹ thì cũng có thể nhận biết được tiếng kêu phát ra từ vật liệu nhựa rất khác với tiếng kêu từ kim loại, từ đó người dùng có thể xác định cơ bản nguyên nhân tiếng kêu đến từ đâu.
Hiện, ở các đại lý, thường chỉ sửa được lỗi do dây điện va chạm chứ khó phát hiện được nguyên nhân do mối hàn bị bong tách. Thực tế, nếu thân xe được hàn bấm thủ công thì có hiện tượng khoảng cách giữa các mối hàn không đều và chất lượng mối hàn phụ thuộc vào kỹ năng của người thợ. Mối hàn có thể bị thủng hoặc có thể chưa đạt độ kết dính cần thiết.
Mối hàn do robot sẽ có chất lượng cao hơn là mối hàn do làm bằng tay. Điều này cũng chính là nguyên nhân dẫn đến những tiếng kêu khó chịu tại bảng táp lô như kể trên.
Biết được nguyên nhân gây ra tiếng kêu khó chịu của xe, khách hàng cũng sẽ biết nên phải xử lý như thế nào. Đây cũng là một kinh nghiệm sử dụng ô tô hiệu quả đối với những người mới.
Đỗ Huệ