Bất chấp bạo loạn, Mỹ vẫn cấp vũ khí cho Ai Cập

Bất chấp bạo loạn, Mỹ vẫn cấp vũ khí cho Ai Cập

Thứ 2, 19/08/2013 20:45

Lý do thực sự đằng sau việc Mỹ không những không cắt viện trợ mà còn tiếp tục hỗ trợ vũ khí cho Ai Cập trước tình hình bất ổn tiếp diễn tại đây là gì?

Mỹ đã từ chối không cắt giảm khoản tiền 1,3 triệu USD hỗ trợ quân sự thường niên cho Ai Cập và đưa ra lý do rằng việc ngừng cấp vũ khí cho các lực lượng an ninh Ai Cập sẽ chỉ làm “ bất ổn” tại đất nước này thêm trầm trọng.

Có lẽ lý do quan trọng ngầm đằng sau việc duy trì hỗ trợ quân sự cho Ai Cập chính là để bảo vệ các hợp đồng quốc phòng Mỹ.

Gần như tất cả, hoặc có thể nói là chiếm đa số trong số tiền 1,3 tỉ USD mà Ủy ban tài chính quân sự ngoại giao Mỹ (FMF) cấp cho Ai Cập sẽ được quay vòng để tái đầu tư nền kinh tế Mỹ, đặc biệt là trong ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ.

Ông William Hartung, giám đốc Dự án An ninh và Vũ trang tại Trung Tâm chính sách quốc tế (CIP), cho biết việc Tổng thống Obama từ chối cắt giảm viện trợ cho Ai Cập trong khi vũ khí Mỹ vẫn được sử dụng để giết những người biểu tình là một hành động “ vô lương tâm”. Ông nói, “lý do Mỹ đưa ra để tiếp tục việc hỗ trợ này không còn là để giữ an ninh trật tự chính quyền Tổng thống Obama từng tuyên bố”.

Tiêu điểm - Bất chấp bạo loạn, Mỹ vẫn cấp vũ khí cho Ai Cập

Xe tăng M1 Abrams của Ai Cập đặt gần quảng trường Tahrir trong cuộc bạo loạn năm 2011

Ông Hartung, người từng viết rất nhiều về chính sách và kinh tế của ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ cho hay “họ đã và đang thực hiện các hoạt động hỗ trợ để làm giàu cho các nhà thầu quốc phòng Mỹ như Lockheed, General Dynamics”. Ổng chỉ ra rằng, khoảng 40 tỉ USD trong khoản hỗ trợ của quân đội Mỹ tới Ai Cập trong hơn 30 năm qua đã đi thẳng vào túi tiền của các nhà sản xuất vũ khí Mỹ.

Các hệ thống vũ khí phức tạp tinh vi Ai Cập vừa mua bao gồm các máy bay chiến đấu F-16, máy bay trinh sát E2-C Hawkey, trực thăng Apache và Sikorsky, trực thăng vận chuyển C-130, các tên lửa Sidewinder, Sparrow, Improved-Hawk và Hellfire, xe tăng chiến đấu M-1A1 Abrams và M60A1, xe bọc thép M113A2.

Tất cả những loại vũ khí này đã được chuyển tới hoặc đang trong quá trình chuyển giao – quá nhiều nhà thầu chính ở Mỹ bao gồm Lockheed Martin, Northrop Grumman, General Electric, Boeing, Sikorsky, General Dynamics, United Defense, Raytheon và nhiều công ty khác.

Bện cạnh 1,3 tỉ USD mà FMF cấp, hằng năm Ai Cập cũng nhận khoảng 1,9 tỉ USD cho tổ chức Đào tạo, Giáo dục quân sự quốc tế (IMET) và khoảng 250.000 USD trong Quỹ hỗ trợ kinh tế (ESF).

Ai Cập cũng nhận các thiết bị cũ của Mỹ với chi phí thấp nhất theo chương trình bán trang bị quân sự dư thừa (EDA) với trị giá hàng  trăm triệu USD mỗi năm.

General Dynamics - nhà thầu của phía Mỹ, từng tham gia giúp Ai Cập đồng sản xuất xe tăng chiến đấu M1A1 Abrams – đấy được coi như là một trong những nền tảng hỗ trợ quân sự Mỹ cho Ai Cập”.

Ngoài ra, còn có một chương trình khác đang được triển khai để tiếp tục nâng cấp các thiết bị tại kho của Ai Cập, hỗ trợ và duy trì hợp đồng đối với các thiết bị của Mỹ.

Ông Jacob Chamberlain trích lời bản tin của Phát thanh quốc gia (NPR) cho biết mỗi năm Quốc hội Mỹ chi hơn 1 tỉ USD hỗ trợ quân sự cho Ai Cập. Ông nói, “tuy nhiên, số tiền đó không bao giờ đến được với Ai Cập mà đi thẳng vào Ngân hàng dự trữ liên bang NewYork sáu đó qua một quỹ ủy thác tại Kho bạc và cuối cùng vào tay các nhà thầu của Mỹ để sản xuất xe tăng và máy bay chiến đấu, cuối cùng mới được gửi tới Ai Cập”.

Cho đến nay, chính quyền Obama đã trừng phạt Ai Cập bằng việc tạm ngưng gửi bốn chiếc máy bay chiến đấu F-16 (lực lượng phòng không Ai Cập hiện sở hữu 143 chiếc F-16 với đơn hàng cuối cùng chuyển 20 chiếc F-16 từ tháng ba/2010 vẫn đang trong quá trình thực hiện) đồng thời hủy bỏ các cuộc tập trận chung với Ai Cập dự kiến diễn ra vào tháng Chín tới.

Trước đó, chính quyền Obama cũng tránh gọi việc lật đổ chính quyền dân cử của quân đội là “một cuộc đảo chính” vì theo như luật pháp Mỹ, nếu Ai Cập xảy ra đảo chính Mỹ sẽ dự động cắt viện trợ.

Cho đến ngày thứ Sáu tuần vừa rồi, tổng số người chết do đàn áp quân sự ước tính đã ở mức 500 đến 1000 người với gần 4.000 người bị thương.

Ông Pieter Wezeman, một nhà nghiên cứu cấp cao của Chương trình chuyển giao vũ khí tại Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), cho biết, “ có thể xác nhận một cách chính xác rằng ngành công nghiệp quân sự của Mỹ đã được hưởng lợi từ việc hỗ trợ quân sự cho Ai Cập”.

B.T (Theo Press TV)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.