Bất chấp dịch tả lợn châu Phi, giới trẻ đổ xô nuôi heo cảnh nhập lậu

Bất chấp dịch tả lợn châu Phi, giới trẻ đổ xô nuôi heo cảnh nhập lậu

Nguyễn Thị Ngọc Lài

Nguyễn Thị Ngọc Lài

Thứ 4, 20/03/2019 07:30

Được quảng cáo là vật nuôi thông minh lại "nhỏ nhắn, xinh xắn", heo cảnh mini đang trở thành thú cưng được giới trẻ săn lùng. Tuy nhiên, việc nuôi heo không rõ nguồn gốc trong bối cảnh dịch tả heo châu Phi lan rộng lại trở thành nỗi lo lắng của nhiều người.

image

Bất chấp dịch tả heo châu Phi lan rộng, giới trẻ đổ xô nuôi heo cảnh nhập lậu

Video: Bất chấp dịch tả heo châu Phi, sán lợn, giới trẻ đổ xô nuôi heo cảnh nhập lậu.

Đổ xô nuôi heo cảnh nhập lậu

Thời gian gần đây, phong trào nuôi micro pig hay còn gọi là heo cảnh, heo mini đang bùng phát trong giới trẻ. Trên không ít các diễn đàn, trang mạng cá nhân, nhiều bạn trẻ đăng tải các hình ảnh, video những buổi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm nuôi heo cảnh một cách đầy hào hứng. Nhu cầu trên khiến việc kinh doanh loài vật nuôi mới lạ này phát triển rầm rộ.

Ghi nhận thực tế của PV cho thấy, hiện nay, micro pig được rao bán tràn lan từ chợ ảo đến đời thực. Tại TP.HCM, loại vật nuôi này có mặt trong các cửa hàng chuyên kinh doanh thú cưng. Có mặt tại cửa hàng thú cưng C.R.P. trên đường Đất Thánh (quận Tân Bình, TP.HCM), PV được nhân viên tại đây nhiệt tình giới thiệu về loại vật nuôi "đang gây sốt" hiện nay.

Sức khỏe - Bất chấp dịch tả lợn châu Phi, giới trẻ đổ xô nuôi heo cảnh nhập lậu

Nuôi heo cảnh đang trở thành trào lưu "nóng, sốt".

Người này cho biết, micro pig tại cửa hàng có 2 loại gồm heo cảnh nhập từ Trung Quốc và Thái Lan. Loại vật nuôi này khá nhỏ, trọng lượng tối đa chỉ 12kg. "Tuy nhỏ nhưng loại heo này rất thông minh và quấn chủ. Hơn thế, chúng có thức ăn riêng, ưa tắm nên rất sạch sẽ và vệ sinh. Cửa hàng cũng đã tiêm chủng cho heo trước khi bán nên chị cứ yên tâm", nhân viên này giới thiệu.

Theo quan sát của PV, loại heo này có kích thước khá nhỏ, cao khoảng 20cm, nặng khoảng 2kg. Chúng có màu lông trắng xen lẫn khoang lông đen. Trông từ xa, heo cảnh mini như phiên bản thu nhỏ của heo Móng Cái. Tại các cửa hàng kinh doanh, micro pig có giá từ 3-5 triệu đồng/con tùy kích thước. Khi mua, khách hàng cũng được người kinh doanh hướng dẫn cách chăm sóc, huấn luyện heo sao cho quấn chủ, biết đi vệ sinh đúng nơi quy định,... 

Trong khi đó, Trung, một người chuyên nhận đặt hàng heo cảnh qua mạng xã hội lại quảng cáo vật nuôi này như một loài thú cưng "siêu việt". Trung cho biết: "Heo cảnh là thú cưng tuyệt vời bởi chúng rất thơm tho, sạch sẽ hơn cả chó, mèo. Chúng cũng rất quấn chủ và cực kỳ thông minh. Hơn thế, heo cảnh là loài vật dễ nuôi, dễ chăm sóc mà lại ít bệnh,...".

Sức khỏe - Bất chấp dịch tả lợn châu Phi, giới trẻ đổ xô nuôi heo cảnh nhập lậu (Hình 2).

Micro pig được quảng cáo là loại vật nuôi thông minh, quấn chủ và "nhỏ nhắn, xinh xắn".

Trung giới thiệu, heo cảnh chỉ ăn sữa tươi, ngũ cốc rất sạch sẽ. "Đây cũng là loại thú cưng thích được tắm, kỳ cọ bằng các loại sữa tắm, ngâm mình trong nước ấm nên sẽ rất thơm tho. Đặc biệt, chúng rất khoái được chủ nhân vuốt ve, ôm ấp và biết cách lấy lòng chủ nhân nên trông vô cùng đáng yêu. Và, giá của mỗi bé đáng yêu này là 2.700.000 đồng", Trung quảng cáo thêm.

Theo tìm hiểu của PV, hiện nay, loại vật nuôi này đang được giới trẻ "săn lùng" một cách ồ ạt. Tuy nhiên, không mấy người mua, nuôi loại heo này biết được nguồn gốc của loại vật nuôi này. Liên hệ với Trung, PV được biết, loại heo này không được nhập về Việt Nam theo đường chính ngạch. Ngược lại, loại thú cưng đang gây sốt trên được nhập lậu từ nhiều nguồn.

Lây lan dịch tả lợn châu Phi, sán lợn

Khẳng định thông tin trên, ThS. Bạch Đức Lữu, Chi cục trưởng chi cục Thú y vùng VI cho biết, đơn vị ông không nhập chính ngạch loại heo cảnh mini như PV đề cập. Ông cũng cho biết, bản thân ông cũng chưa nhìn thấy loại vật nuôi này ngoài đời thực, chỉ thấy qua các hình ảnh trên mạng.

Trong khi đó, Trung cho biết, đa số heo mini được anh nhập từ Trung Quốc qua đường tiểu ngạch. Người này cho biết, Trung Quốc là nguồn cung cấp chính loại heo này bởi phong trào nuôi heo cảnh xuất phát từ nước này.

Sức khỏe - Bất chấp dịch tả lợn châu Phi, giới trẻ đổ xô nuôi heo cảnh nhập lậu (Hình 3).

Tuy nhiên, chúng không được nhập khẩu theo đường chính ngạch mà được nhập lậu từ Trung Quốc.

“Hiện, mặc dù nhiều người quảng cáo là đang kinh doanh heo mini của Thái Lan nhưng đa số là heo của Trung Quốc. Bởi, việc nuôi heo làm thú cưng là trào lưu phổ biến và rộ lên tại Trung Quốc một năm gần đây. Do đó, đa số heo cảnh xuất phát từ nước này. Hiện, tôi vẫn nhận đơn đặt hàng mua heo của khách hàng. Tuy nhiên, do đang trong đợt chống dịch tả lợn châu Phi nên hàng hơi khó về. Khách muốn mua phải đặt trước 7-10 ngày mới có”, Trung cho biết.

Đi sâu tìm hiểu, PV phát hiện, các loại heo cảnh này khi được nhập lậu về Việt Nam không hề được kiểm tra, tiêm phòng. Khẳng định thông tin trên, Trung nói: “Lúc nhập, nguồn hàng không đảm bảo sức khỏe cho heo. Nghĩa là heo chưa được tiêm vaccine. Tuy nhiên, trước khi giao heo cho khách, tôi đảm bảo heo đã được bên tôi tiêm vaccine đầy đủ”.

Trong khi đó, các chuyên gia thú y ở TP.HCM nhận định, việc tìm mua, nuôi heo cảnh trong bối cảnh dịch tả heo châu Phi đang bùng phát là việc làm thiếu khôn ngoan. Bởi, rất có thể, loại vật nuôi này là phương tiện lây lan bệnh dịch nói trên.

Sức khỏe - Bất chấp dịch tả lợn châu Phi, giới trẻ đổ xô nuôi heo cảnh nhập lậu (Hình 4).

Bộ NN&PTNT nhận định, việc vận chuyển, buôn bán heo cảnh mini có nguy cơ lây lan dịch tả heo châu Phi cao.

Xung quanh vấn đề này, trao đổi với PV, ThS Lữu cho biết, nếu heo và các sản phẩm từ heo xuất phát từ những vùng có dịch đương nhiên nguy cơ lây lan dịch sẽ cao hơn. Bởi, rất có thể trong heo và các sản phẩm này tồn tại virus gây bệnh.

“Vừa rồi Thứ trưởng bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến đã gửi công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (ban Chỉ đạo 389 quốc gia) tăng cường kiểm soát việc buôn bán, vận chuyển heo cảnh bất hợp pháp”, ThS Lữu nhấn mạnh.

Cũng theo ông, trước đó cũng rất nhiều văn bản, công điện của Thủ tướng cũng như của lãnh đạo bộ chỉ đạo các đơn vị có liên quan thực hiện chặt chẽ việc kiểm soát việc buôn bán, vận chuyển heo cảnh. Theo đó, các đề nghị này được đưa ra trong bối cảnh dịch tả heo châu Phi vẫn đang diễn biến phức tạp. Bộ NN&PTNT nhận định, việc vận chuyển, buôn bán heo cảnh mini có nguy cơ lây lan dịch cao. Bởi, cơ quan này cho rằng, nhiều khả năng heo cảnh này đã được nhập lậu qua biên giới từ các nước láng giềng vào nước ta để tiêu thụ.

“Dịch tả heo châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus bệnh ở mọi loại heo (heo nuôi, kể cả heo cảnh và heo rừng); heo bệnh có khả năng chết lên đến 100%, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Điều đáng nói là hiện nay, trên thế giới chưa có vaccine phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị loại bệnh bày. Tuy nhiên, bệnh không lây sang người”, ThS Lữu cho biết thêm.

Heo cảnh có thể truyền nhiễm sán lợn cho người

ThS Bạch Đức Lữu, Chi cục trưởng chi cục Thú y vùng VI cho biết: “Tôi khuyến cáo không nên nuôi heo cảnh làm thú cưng. Bởi, chúng ta không nên nuôi, ăn những gì chúng ta không biết rõ nguồn gốc của nó. Thêm vào đó, theo tôi, không ai lại đi nuôi heo làm thú cưng bởi trong con heo có thể có giun sán, ký sinh trùng không có lợi cho sức khỏe. Việc tiếp xúc quá gần, một cách thân mật, thường xuyên với loại vật nuôi này có thể khiến người nuôi nhiễm bệnh”.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.