Bất chấp lệnh cấm, các điểm trông giữ xe dưới gầm cầu vẫn ngang nhiên hoạt động

Bất chấp lệnh cấm, các điểm trông giữ xe dưới gầm cầu vẫn ngang nhiên hoạt động

Nguyễn Ngọc Lâm

Nguyễn Ngọc Lâm

Thứ 6, 29/03/2019 15:00

Bất chấp quy định sử dụng gầm cầu đường bộ làm bãi đỗ xe phải đóng cửa từ ngày 31/12/2018, thế nhưng, theo ghi nhận của PV đến thời điểm hiện tại vẫn còn nhiều bãi trông giữ xe dưới gầm cầu ở Hà Nội đang ngang nhiên hoạt động.

image

Theo Thông tư số 35 của bộ GTVT, Hà Nội sẽ không được sử dụng gầm cầu đường bộ làm nơi ở, bãi đỗ xe và các dịch vụ kinh doanh khác. Đối với các vị trí gầm cầu đường bộ đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận sử dụng làm bãi đỗ xe tạm thời trước ngày 1/12/2017, khi hết thời hạn sử dụng tạm thời, tổ chức, cá nhân được giao sử dụng có trách nhiệm hoàn trả hiện trạng ban đầu và bàn giao cho cơ quan quản lý đường bộ. Trường hợp không thực hiện hoàn trả sẽ bị cưỡng chế giải tỏa theo quy định....

Cận cảnh các bãi xe đã hết hạn

Cũng theo Thông tư số 35 của bộ GTVT thì hiện nay trên địa bàn Thành phố Hà Nội có 4 vị trí gầm cầu trông giữ phương tiện gồm cầu Vĩnh Tuy; gầm cầu Chương Dương (trông giữ phương tiện miễn phí phục vụ tuyến phố đi bộ và mở rộng không gian đi bộ khu vực phố cổ Hà Nội các tối cuối tuần từ thứ Sáu đến Chủ nhật trên địa bàn quận Hoàn Kiếm); gầm cầu vượt Mai Dịch; gầm cầu vượt Ngã Tư Vọng (phục vụ nhân dân khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai) phải đóng cửa từ ngày 31/12/2018. Thế nhưng, thực tế đến nay các vị trí này vẫn tiếp tục trông giữ các phương tiện.

Trước đó, TP. Hà Nội kiến nghị bộ GTVT điều chỉnh một số nội dung trong Thông tư 35, cho phép TP. Hà Nội được tiếp tục tổ chức trông giữ phương tiện dưới gầm cầu trên địa bàn đến hết năm 2023. TP. Hà Nội cam kết đảm bảo công tác phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị tại các vị trí trông giữ này.

Tuy nhiên, bộ GTVT đã bác bỏ đề xuất của TP. Hà Nội và khẳng định việc tiếp tục cho phép sử dụng gầm cầu vượt để làm điểm trông giữ xe và sửa đổi một số điều của Thông tư 35/2017/TT-BGTVT theo đề nghị của UBND TP. Hà Nội là không có cơ sở pháp lý.

Bộ GTVT đề nghị UBND TP. Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng của TP. Hà Nội thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo đúng quy định của pháp luật.

Theo ghi nhận của PV báo Người Đưa Tin vào sáng 28/3/2019, tại các điểm gầm cầu Vĩnh Tuy, gầm cầu Mai Dịch, gầm cầu Ngã Tư Vọng bất chấp lệnh cấm vẫn nhộn nhịp người ra, kẻ vào. Trong bãi, hàng trăm ô tô, xe máy kín chỗ. Bên ngoài bãi, những tấm biển do sở GTVT Hà Nội cấp phép trông giữ xe đã được dựng lên nhưng không ghi thời hạn.

Tin nhanh - Bất chấp lệnh cấm, các điểm trông giữ xe dưới gầm cầu vẫn ngang nhiên hoạt động

Bên ngoài bãi vẫn cắm biển do sở GTVT Hà Nội cấp phép trông giữ xe nhưng không ghi thời hạn cụ thể.

Tin nhanh - Bất chấp lệnh cấm, các điểm trông giữ xe dưới gầm cầu vẫn ngang nhiên hoạt động (Hình 2).

Trong bãi có đủ các loại phương tiện giao thông từ ô tô, xe máy và ngay cả xe kéo tự chế.

Tin nhanh - Bất chấp lệnh cấm, các điểm trông giữ xe dưới gầm cầu vẫn ngang nhiên hoạt động (Hình 3).

Các phương tiện được xếp khá ngay ngắn dưới gầm cầu Mai Dịch.

Tin nhanh - Bất chấp lệnh cấm, các điểm trông giữ xe dưới gầm cầu vẫn ngang nhiên hoạt động (Hình 4).

Theo quan sát của PV, mỗi ngày tại các điểm trông giữ này có đến hàng trăm lượt xe ra, vào bãi.

Tin nhanh - Bất chấp lệnh cấm, các điểm trông giữ xe dưới gầm cầu vẫn ngang nhiên hoạt động (Hình 5).

Điểm trông giữ xe tại khu vực gầm cầu Vĩnh Tuy.

Tin nhanh - Bất chấp lệnh cấm, các điểm trông giữ xe dưới gầm cầu vẫn ngang nhiên hoạt động (Hình 6).

Việc lập các điểm trông giữ xe dưới gầm cầu gây áp lực cho giao thông trên tuyến đường, nhất là giờ cao điểm. Đó là chưa kể đến nguy cơ cháy, nổ sẽ ảnh hưởng đến kết cấu dầm cầu, nguy cơ sập cầu.

Tin nhanh - Bất chấp lệnh cấm, các điểm trông giữ xe dưới gầm cầu vẫn ngang nhiên hoạt động (Hình 7).

Các điểm trông giữ xe được quây bằng lớp hàng rào và luôn có nhân viên túc trực 24/24.

Tin nhanh - Bất chấp lệnh cấm, các điểm trông giữ xe dưới gầm cầu vẫn ngang nhiên hoạt động (Hình 8).

Một góc ở điểm trông giữ xe gầm cầu Ngã Tư Vọng.

 

Tin nhanh - Bất chấp lệnh cấm, các điểm trông giữ xe dưới gầm cầu vẫn ngang nhiên hoạt động (Hình 9).

Điểm trông giữ xe ở gầm Cầu vẫn ngang nhiên hoạt động mặc dù đã có lệnh cấm?

Tin nhanh - Bất chấp lệnh cấm, các điểm trông giữ xe dưới gầm cầu vẫn ngang nhiên hoạt động (Hình 10).

Tại điểm trông giữ xe gầm cầu Ngã Tư Vọng, bất chấp lệnh cấm vẫn nhộn nhịp người ra, kẻ vào.

Tin nhanh - Bất chấp lệnh cấm, các điểm trông giữ xe dưới gầm cầu vẫn ngang nhiên hoạt động (Hình 11).

Trong bãi đỗ xe, công ty vẫn kê bàn viết vé, thu tiền, có bóng điện, tivi, loa đài và nhiều người túc trực trông giữ.

Lý giải về hoạt động của điểm trông giữ xe khu vực gầm cầu Mai Dịch (phường Mai Dịch, Hà Nội), ông Đặng Thìn Chín - Phó chủ tịch UBND phường Mai Dịch cho biết: "Ngay sau khi Thông tư số 35 của bộ GTVT về việc không được sử dụng gầm cầu đường bộ làm nơi ở, bãi đỗ xe, phường Mai Dịch đã tổ chức kiểm tra, xử lý và yêu cầu tạm dừng hoạt động trông giữ xe tại khu vực này. Bên phía công ty khai thác điểm đỗ cũng đã phối hợp thực hiện đúng theo sự chỉ đạo của UBND phường Mai Dịch. Tuy nhiên, thời gian gần đây điểm trông giữ xe này đã hoạt động trở lại, chúng tôi sẽ khẩn trương kiểm tra, đôn đốc ban quản lý điểm khai thác trông giữ xe thực hiện theo đúng chỉ đạo của bộ GTVT".

Thông tư 35/2017/TT-BGTVT

Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 10 như sau:

“6. Không được sử dụng gầm cầu đường bộ làm nơi ở, bãi đỗ xe và các dịch vụ kinh doanh khác.

Đối với các vị trí gầm cầu đường bộ đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận sử dụng làm bãi đỗ xe tạm thời trước thời điểm có hiệu lực của Thông tư này, khi hết thời hạn sử dụng tạm thời, tổ chức, cá nhân được giao sử dụng có trách nhiệm hoàn trả hiện trạng ban đầu và bàn giao cho cơ quan quản lý đường bộ. Cơ quan quản lý đường bộ có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, tiếp nhận mặt bằng do tổ chức, cá nhân bàn giao.

Trường hợp hết thời hạn sử dụng làm bãi đỗ xe tạm thời, tổ chức, cá nhân được giao sử dụng tạm thời không thực hiện hoàn trả, cơ quan quản lý đường bộ xử lý theo thẩm quyền và thông báo cho Ủy ban nhân dân các cấp để tổ chức cưỡng chế giải tỏa theo quy định.”.

Nguyễn Lâm - Hữu Thắng

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.