Tiến sĩ Blank cho rằng việc tăng cường quan hệ này nhằm đáp ứng sức mạnh đang lên của Trung Quốc và đáp ứng các xu hương về an ninh tại châu Á.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh gặp gỡ tại Hà Nội
Trước tiên, bất chấp lời yêu cầu ngưng của Trung Quốc, Nga vẫn tiếp tục khai thác dầu khí tại Biển Đông. Tập đoàn Gazprom của Nga đã ký hợp đồng khai thác hai ô dầu tại thềm lục địa Việt Nam và có 49% phần hùn trong dự án này.
Hai ô dầu này có trữ lượng 1.900 tỉ mét khối khí đốt và hơn 25 triệu tấn khí ngưng tụ.
Ngoài chuyện công khai nói rằng mình chú ý đến vịnh Cam Ranh, Nga còn giúp Việt Nam xây một căn cứ tàu ngầm và một xưởng sửa chữa tại đó.
Mới đây, hai nước đã thảo luận về một văn kiện cho phép các tàu chiến của Nga thường xuyên ghé Cam Ranh để bảo trì và nghỉ dưỡng, mặc dù Cam Ranh sẽ không trở thành một căn cứ của Nga.
Việt Nam và Nga cũng loan báo bán 12 máy bay chiến đấu SU-30MK2 có thể không chiến, tấn công trên biển hoặc trên bộ. Ngoài ra, Việt Nam cũng đang đặt mua 6 tàu ngầm lớp Varshavyanka, để cải tiến năng lực tác chiến cho các tàu ngầm lớp Kilo đang có.
Tàu ngầm lớp Varshavyanka có thể chống tàu nổi, tàu ngầm, do thám và tuần tra trong vùng nước tương đối cạn.
Nhưng có lẽ nổi bật nhất trong mối quan hệ này, là Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã phê chuẩn một dự thảo thỏa thuận hợp tác quân sự, chính thức nói về hợp tác quốc phòng giữa hai chính phủ. Qua dự thảo này, Thủ tướng Medvedev ra lệnh cho bộ quốc phòng Nga thảo luận và ký kết các thỏa thuận quân sự hai nước thay mặt cho chính phủ Nga.
Quan hệ hai nước cũng tăng trưởng về mặt thương mại, khoa học và văn hóa.
Nga đứng thứ 19 trong số 101 nước đầu tư tại Việt Nam, chủ yếu là hầm mỏ, chế biến và sản xuất. Nga cũng đang giúp Việt Nam xây một nhà máy điện hạt nhân.
B.T (theo The Diplomat)