Theo New York Post, nhóm chuyên gia thiên văn học, với sự hỗ trợ của kính viễn vọng Green Bank ở Tây Virginia và đài quan sát Arecibo ở đảo Puerto Rico, đã phát hiện sáu vụ bùng nổ sóng radio nhanh (FRB) xuất phát từ một vùng nằm xa bên ngoài dải Ngân hà.
Khu vực mà các vụ FRB phát ra được các nhà khoa học đặt tên là FRB 121102, nằm cách Trái đất 3 tỷ năm ánh sáng.
Được công bố trên tạp chí Vật lý Thiên văn của Mỹ, phát hiện mới này – theo hướng của chòm sao Auriga – là yếu tố đáng để xem xét về việc đã thu được tín hiệu của ít nhất 17 FRB tại khu vực này.
17 vụ FRB trên được phát hiện trong khoảng đầu năm nay và năm 2012. Đây cũng là trường hợp duy nhất về việc bắt được các tín hiệu trên hai lần tại một vị trí trong vũ trụ.
Theo các chuyên gia, FRB có thể là kết quả của hai hiện tượng: lửa Mặt trời từ một ngôi sao neutron hoặc một hành tinh khác. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để đưa ra kết luận.
“Liệu rằng FRB 121102 là một vật thể độc nhất vô nhị trong mẫu các FRB đang biết đến, hay tất cả các FRB đều có khả năng tuần hoàn, đặc điểm này là vô cùng quan trọng để hiểu được hiện tượng sóng radio ngắn nhanh ở ngoài thiên hà”, nhóm nghiên cứu viết trong báo cáo.
Đầu năm nay, một nhóm nhà thiên văn tại trường Đại học Laval (Canada) đã tuyên bố bắt được những tín hiệu lạ từ một chùm sao nhỏ.
Theo Tin tức