“Thú thực rằng tôi thấy hạnh phúc khi mọi người phát điên vì sản phẩm của mình,” Baauer trả lời người hâm mộ trong cuộc phỏng vấn trực tuyến kéo dài 2 tiếng đồng hồ ở trang Reddit.com.
Khi ngày càng có nhiều video nhảy Harlem Shake xuất hiện trên Youtube, người ta cho rằng rồi điệu nhảy này sẽ bị thổi phồng lên quá mức, song DJ này cho biết đó “không phải điều mà anh lo lắng tới”.
“Sự lan truyền mạnh mẽ này quả thực là vượt ngoài tầm kiểm soát của tôi. Tôi nhìn nhận nó theo một cách lạc quan. Vào cuối ngày thì sẽ có thêm nhiều người nghe nhạc của tôi và hãy để chính sản phẩm của tôi tự lên tiếng”.
Năm nay 23 tuổi, DJ này có tên thật là Harry Rodrigues và đã trình làng bảnHarlem Shake tháng 5 năm ngoái, bốn tháng trước khi một nhà phê bình âm nhạc của tờ New York Times ghi nhận anh như một ngôi sao mới nổi của dòng nhạc EMD khu Brooklyn. Trước ngày 2/2 năm nay, không có nhiều người biết về điệu nhảy này song một blogger có tên Filthy Frank đã làm thay đổi tất cả. Anh mặc một bộ đồ da màu hồng trùm kín người và nhảy điệu trên một cách khoái trá cùng bạn bè.
Đĩa đơn của Baauer giờ đây đã lọt vào top 10 iTunes tại Bắc Mỹ, châu Âu và Australia và trùng hợp thay lại đúng lúc anh đang đi tua quảng bá tên tuổi cùng nhà sản xuất Just Blaze tại Anh và Hà Lan.Chỉ 10 ngày sau đó, hàng loạt video khác nhái theo với nhân vật chính là những lính cứu hỏa, sinh viên đại học, nhân viên công sở, lính Na Uy … được tải lên Youtube với mật độ khoảng 4000 video/ngày. Trong clip, nội dung đều tương tự nhau: một nhân vật trùm mặt hoặc đội mũ bảo hiểm nhảy solo xung quanh một nhóm bạn theo điệu nhạc điện tử cho tới khi có từ Harlem Shake thì tất cả cùng nhảy ngẫu hứng.
Nhiều người thậm chí còn rằng Harlem Shake sẽ soán ngôi Gangnam style của rapper người Hàn Quốc Psy – gây sốt nhất trên mạng trong năm qua và cũng bắt nguồn từ Youtube. |
Baauer nhận xét về điều này: “Tôi cho rằng anh chàng Psy đó giờ đang khá ổn nên tôi cũng chẳng có chút vấn đề nào về việc đó”. Những ai thích khám phá sẽ tìm hiểu nguồn gốc Harlem Shake để rồi cho rằng đây là một điệu nhảy xuất thân từ khu Harlem tại New York vào thập niên 1980. Đây là khu vực của dân da màu và vào thập niên 80 chính là nơi thịnh hành nhất nhạc hip hop.
Song Baauer – một người cũng từng sống ở Harlem và mix nhạc cho No Doubtcũng như Prodigy – trả lời rằng cảm hứng của anh được lấy từ bài hát Miller Time(2001) của rapper Plastic Little. “Ý tưởng của tôi chỉ là pha trộn nhạc house của Hà Lan với nền nhạc hip hop và tạo ra giai điệu có thể thu hút bất kì ai”.
Trong khi đó, người chịu trách nhiệm cho sự nổi tiếng bất ngờ của Harlem Shakel lại có suy nghĩ khác: “Tôi đang nghĩ về việc xóa video đó đi đây,” Filthy Frank viết trên Twitter, “Nó thật vô nghĩa và chỉ thu hút những kẻ vô dụng”.
Theo Vietnam+