Tình cờ, tại một cuộc giao lưu tại C400 Vườn Quốc gia Ba Vì (Hà Nội), tôi gặp Nguyễn Hoàng Long (34 tuổi). Tại cuộc giao lưu đó, Long đã khiến tôi đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Nhìn vẻ bề ngoài của Long, ít ai có thể ngờ rằng anh đang mắc căn bệnh hiểm nghèo - suy thận.
Long đã từng phải chạy thận nhiều lần nhưng nghị lực và sự kiên cường của người lính đã khiến Long vượt lên số phận, không đầu hàng với bệnh tật. Vì mắc căn bệnh hiểm nghèo, Long đã phải xuất ngũ để trị bệnh. Dù có trải qua những cơn đau “thập tử nhất sinh” nhưng với Long luôn tự nhủ, mình phải sống có ích và không thể là gánh nặng của người thân.
Giờ đây, dù căn bệnh vẫn đe dọa tính mạng của anh nhưng Long vẫn mở lớp học tại nhà để phụ đạo cho những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn ở chân núi Ba Vì.
Ngoài thời gian dạy học, anh Long còn lựa chọn kinh phật để quên đi bệnh tật. Khi Long phát hiện ra mình mắc bệnh hiểm nghèo, anh không chút sợ hãi mà bình thản đón nhận "tin sét đánh ngang tai".
Mang trên mình màu xanh áo lính và tinh thần thép thế nên anh Long bình thản đón nhận bệnh tật và nó đã giúp anh chiến thắng được bệnh tật. Long chia sẻ, bỏ đi âu lo, bỏ hết những trăn trở vui sống là bí kíp mà anh có thể giữ gìn được sức khoẻ, chống chọi với bệnh tật.
Long bật mí, có những lúc điều trị bệnh, anh thấy thật kinh khủng, sự sống thật mong manh. Nhưng nghĩ đến hai đứa con thơ và người vợ tần tảo, anh tự nhủ “mình không thể chết”. Anh bắt đầu chiến đấu bệnh tật bằng cách tụng kinh.
Có lẽ nhờ thế, Long quên hết các nỗi đau thể xác mà hướng con người ta tới một niềm tin tuyệt đối.
Long bảo: "Là người lính, tôi tin có niềm tin chiến thắng bệnh tật thì sẽ chiến thắng nó". Và anh từng ngày trải qua nó như thế. Trải qua cận kề sinh tử bệnh tật anh mới rút ra được, chỉ có bình thản, tâm lý không bị giao động mới chiến thắng được tất cả.
Bên cạnh việc mở lớp học học, đem kiếm thức của mình truyền thụ cho các em có hoàn cảnh khó khăn; tụng kinh niệm phật thì bí quyết để anh chiến thắng bệnh tật đó chính là “ăn khổ, sống khỏe”.
Long cho hay, đối với những bệnh nhân suy thận mãn như anh, mỗi giai đoạn sức khỏe một “xuống dốc” vì thế, chế độ dinh dưỡng vô cùng quan trọng.
“Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp bảo tồn chức năng thận, kéo dài thời gian vào chạy thận đồng thời giúp hạn chế biến chứng của bệnh thận mãn hay đợt cấp suy thận mãn. Vì thế, tôi đã chuyển sang ăn chay trường.
Từ khi ăn chay, tôi thấy sức khỏe của mình tiến triển hơn rất nhiều. Với tôi, bí quyết để sống khỏe là phải biết… ăn khổ. Hãy vượt qua tất cả mọi khó khăn như tôi đã từng đi qua nó”.
Kinh nghiệm sau nhiều năm chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo, anh khuyên các bệnh nhân lưu tâm đến khẩu phần ăn của mình.
Đó là, hạn chế chất đạm, canxi, kali… vì chuyển hóa đạm trong cơ thể sẽ tạo ra nhiều chất độc hại, các chất này được lọc qua thận gây quá tải và tổn thương thận. Bên cạnh đó, uống nhiều nước sẽ là giải pháp hiệu quả giúp thận lọc chất độc, cặn bã ra ngoài. Nếu nước tiểu ít, phải uống nhiều nước. Uống đủ nước cho cơ thể (2,5 lít nước/ngày)…
N.Giang