Bất ngờ với “lai lịch” của nữ chiến binh ngăn xe leo vỉa hè

Bất ngờ với “lai lịch” của nữ chiến binh ngăn xe leo vỉa hè

Dương Thanh Tùng

Dương Thanh Tùng

Thứ 4, 27/12/2017 18:19

Mới đây, báo điện tử Người Đưa Tin có phát clip và hình ảnh “Đẹp thay những nữ chiến binh ngăn xe leo vỉa hè” ở quận 1, TP.HCM. Một trong số này có bà Kháng đã gần 80 tuổi. Bà đúng là nữ chiến binh thực thục, cả trong thời chiến lẫn thời bình.

image

Bà là Lê Kim Kháng, sinh ngày 10/10/1939 tại xã Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Dù đã bước vào cái “tuổi xưa nay hiếm” nhưng PV vẫn xin được gọi bằng cô thân thương.

Ít ai biết, cô có hoàn cảnh rất đặc biệt, ngày sinh cũng là mẹ mất, rồi mồ côi cha. Đặc biệt, cô từng là văn công nên dù nay đã gần 80 tuổi nhưng giọng cất lên vẫn “ngọt như mía lùi”, nhất là các bài chòi, mới được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể của nhân loại.

Xã hội - Bất ngờ với “lai lịch” của nữ chiến binh ngăn xe leo vỉa hè

Cô Kháng lần giở từng kỷ niệm và chia sẻ với PV.

Chia sẻ với PV tại ngôi nhà riêng, ấm áp ở TP.HCM vào ngày cuối năm, cô Kháng kể với giọng ngẹn ngào: “Ngày sinh cũng là lúc mẹ mất, mọi người chỉ cứu được cô. Sau đó, cô lại mồ côi cha. Và, cô đã lớn lên trong tình thương của những người thân khác mà thiếu đi hơi ấm của cha mẹ”.

Nhưng chính sự mất mát, đau thương không thể bù đắp ấy đã tôi rèn cho cô bé Kháng thêm phần cứng cỏi. Vì thế, năm 13 tuổi, cô đã xung phong đi thiếu sinh quân. Tuy nhiên, do tuổi quá nhỏ, người thân không cho đi, cô phải trốn đến lần thứ 3 mới được.

Xã hội - Bất ngờ với “lai lịch” của nữ chiến binh ngăn xe leo vỉa hè (Hình 2).

Dù hoạt động trong ngành công an nhưng rất ít người biết cô có thể bắn súng bằng cả hai tay.

Trải qua rất nhiều nhiệm vụ như phụ trách cứu thương, văn công, bí thư đoàn, đi tập kết tại Lào Cai… cuối cùng, khi đất nước giải phóng, cô về làm điều dưỡng tại Công an quận 1 (TP.HCM) và nghỉ hưu với quân hàm Trung tá.

Tuy nhiên, sau khi nghỉ hưu, với phẩm chất của người lính cụ Hồ, cô lại được tín nhiệm làm Bí thư chi bộ, Trưởng ban Điều hành khu phố 2 (phường Bến Nghé, quận 1) gần 20 năm.

Đồng thời, cô kiêm nhiệm hàng loạt phần việc: Chi hội trưởng chi hội Cựu chiến binh 2C (phường Bến Nghé), Ủy viên ban Chấp hành hội Chữ thập đỏ phường Bến Nghé, tham gia hội Phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc phường… Đến nay, cô đang sống cùng với con cháu tại TP.HCM.

Xã hội - Bất ngờ với “lai lịch” của nữ chiến binh ngăn xe leo vỉa hè (Hình 3).

Mới đây, cô đã được Chủ tịch nước tặng Huân chiến chiến sĩ vẻ vang hạng nhất, nhì, ba.

Cô kể: “Thời còn làm văn công, cô hay hát cho bộ đội nghe và được nhớ nhiều đến các vai như chị Ngộ, thị Hến và nhất là hát bài chòi”.

Cô Kháng cho biết thêm, Bồng Sơn cũng là một trong những cái nôi của bài chòi miền Trung.

Và còn rất nhiều điều thú vị và "bí ẩn" khác xung quanh nữ chiến binh đặc biệt này, kính mời độc giả theo dõi trong số Xuân Mậu Tuất trên Báo Đời sống & Pháp luật.

Dưới đây là bài “Chờ con má nhé” của tác giả Thúc Hà do cô Kháng thể hiện.

Bất ngờ với “lai lịch” của nữ chiến binh ngăn xe leo vỉa hè
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.