Nhắc tới nghệ sĩ Vượng râu, nhiều người nhớ đến những tiểu phẩm hài mỗi dịp tết đến, xuân về. Hai năm trở lại đây, anh làm đạo diễn gala mang tên Tết vạn lộc với những sản phẩm nghệ thuật đặc sắc. Lỗi diễn tự nhiên, "diễn mà như không diễn", Vượng râu đã làm cho khán cười nghiêng ngả trên sân khấu.
Ngoài làm nghệ thuật, ít ai biết rằng, nghệ sĩ Vượng râu còn là một "ông đồng" có rất nhiều "đệ tử" theo hầu.
Chia sẻ với pv báo Người Đưa Tin, nghệ sĩ Vượng râu cho biết, gia đình anh rất nề nếp, bố mẹ anh thường dạy con cháu trong nhà phải lấy chữ hiếu làm trọng. Vì thế mà đi diễn bất cứ nơi đâu, nơi đó có thờ anh hùng dân tộc hay Thần linh gì, anh đều đến vái lạy. Chính vì thế, Vượng râu đã đầu tư để làm phủ cho riêng gia đình mình có tên Thiên Trường để những ngày rằm, mùng 1 hay những ngày quan trọng, anh sửa biện hương hoa để lễ Thánh, lễ Tổ.
Nghệ sĩ Vượng râu chia sẻ: "Cuối năm 2016 vừa qua, tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã trở thành di sản thứ 11 của Việt Nam được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là một sự tự hào của Việt Nam, của những người thực hành tín ngưỡng, của giới chuyên gia, của những người tham gia quản lý. Đây là một dịp để nâng cao ý thức, hiểu một cách sâu sắc hơn giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu, Tam phủ của người Việt, từ niềm tự hào đó thấy được trách nhiệm bảo vệ giá trị di sản này".
"Đây là văn hóa bản địa, nói lên quan niệm về cuộc sống, là một bảo tàng sống về văn hóa của chúng ta. Đó là giá trị văn hóa thể hiện qua những bài chầu văn, những câu chuyện lịch sử lồng trong hát chầu văn, những điệu múa, trang phục, cách trang trí đền đài...". - Vượng râu bộc bạch.
Cùng xem những hình ảnh lần đầu tiên được công bố của nghệ sĩ Vượng râu:
Lạc Thành
Ảnh: Lương Tiến Duy