Bát nháo hình thức mua bán bằng cấp, giấy tờ giả

Bát nháo hình thức mua bán bằng cấp, giấy tờ giả

Phạm Thị Mỹ Hậu

Phạm Thị Mỹ Hậu

Thứ 4, 14/08/2024 09:57

Chỉ cần bỏ ra từ 1 đến 2 triệu đồng là có thể sở hữu "bằng" đại học hoặc các loại chứng chỉ, giấy tờ liên quan. Đây là lời chào mời của các đối tượng thực hiện giao dịch mua bán bằng cấp, giấy tờ giả công khai trên mạng.

Mua bằng cấp, giấy tờ giả dễ hơn...rau?

Hình thức mua bán bằng cấp, giấy tờ giả hiện nay diễn ra dưới nhiều hình thức và trên nhiều nền tảng khác nhau, từ các trang web ẩn danh, các diễn đàn trực tuyến cho đến các nhóm kín trên mạng xã hội. Người mua thường là những người muốn có bằng cấp nhanh chóng để tìm kiếm công việc tốt hơn hoặc để tránh các kỳ thi, kiểm tra khó khăn.

Bấm từ khóa "làm bằng cấp" trên mạng xã hội Facebook sẽ nhận về hàng loạt thông tin, hội nhóm liên quan.

Bát nháo hình thức mua bán bằng cấp, giấy tờ giả- Ảnh 1.

Có vô số hội nhóm làm bằng cấp, giấy tờ giả trên mạng xã hội Facebook được lập ra.

Bát nháo hình thức mua bán bằng cấp, giấy tờ giả- Ảnh 2.

Một bài đăng trong nhóm, rao bán các dịch vụ làm giấy tờ giả.

Việc làm giả các loại giấy tờ, từ bằng đại học, bằng cấp chuyên môn, cho đến các chứng chỉ ngoại ngữ, kỹ năng nghề nghiệp, đều có thể được thực hiện một cách tinh vi. Điều đáng lo ngại là các giấy tờ này thường rất khó phân biệt với hàng thật nếu chỉ quan sát bằng mắt thường.

Bát nháo hình thức mua bán bằng cấp, giấy tờ giả- Ảnh 3.

Bằng giả nhìn không khác gì bằng thật.

Bát nháo hình thức mua bán bằng cấp, giấy tờ giả- Ảnh 4.

Nhiều bằng cấp còn đầu tư cả mã QR, tem dán.

Bát nháo hình thức mua bán bằng cấp, giấy tờ giả- Ảnh 5.

Chứng chỉ ngoại ngữ giả đến từng chi tiết.

PV Người Đưa Tin đã liên hệ với một số đối tượng làm bằng cấp giả thông qua các thông tin trên mạng xã hội, đối tượng này yêu cầu PV liên lạc qua Zalo hoặc Telegram để trao đổi mua bán.

Ở đây, nhóm đối tượng đã ra giá 2,4 triệu đồng cho 1 bằng đại học bất kỳ và 1,4 triệu đồng cho 1 chứng chỉ ngoại ngữ bất kỳ, thời gian trong vòng 3 ngày là "bằng giả" sẽ đến tay khách hàng. Thậm chí, nếu người mua cần gấp vẫn sẽ giao liền ngay trong ngày.

Đối tượng khẳng định "bao công chứng" tất cả các văn phòng công chứng trên 63 tỉnh thành, thuyết phục người mua yên tâm về độ đáng tin cậy.

Video PV Người Đưa Tin thử hỏi mua bằng đại học và chứng chỉ ngoại ngữ với nhóm đối tượng làm giấy tờ giả.

Coi thường pháp luật 

Hành vi mua bán bằng cấp, giấy tờ giả không chỉ là vi phạm pháp luật mà còn mang đến những rủi ro lớn cho xã hội. Những cá nhân sử dụng bằng cấp giả có thể không đủ năng lực để đảm nhận công việc tương ứng, dẫn đến chất lượng dịch vụ kém, thậm chí gây nguy hiểm trong các ngành nghề đòi hỏi chuyên môn cao như y tế, xây dựng.

Bên cạnh đó, việc sử dụng giấy tờ giả còn có thể làm suy giảm uy tín của các cơ sở giáo dục, làm mất đi lòng tin của xã hội đối với hệ thống giáo dục. Đây là một vòng xoáy tiêu cực, khi các cơ sở giáo dục phải tăng cường kiểm tra, xác minh bằng cấp, từ đó làm mất thời gian và nguồn lực.

Mặc dù biết phạm pháp nhưng các đối tượng không hề sợ. Qua quá trình khai thác thông tin tìm hiểu từ đối tượng, đối tượng thừa nhận không sợ bởi vì bản thân không hoạt động tại Việt Nam mà hoạt động tại... Campuchia.

Bát nháo hình thức mua bán bằng cấp, giấy tờ giả- Ảnh 6.

Tin nhắn đối tượng trao đổi cùng phóng viên.

Ngoài ra, đối tượng còn có hành động "rủ rê" chính "phóng viên" tham gia kinh doanh hình thức này. Theo đối tượng, trung bình thu nhập từ 16 - 20 triệu đồng cho 1 tuần làm việc, hiện tại cơ sở làm việc đặt tại Campuchia cách Tp.HCM, Việt Nam tầm 40km (?), nhóm đối tượng gồm 10 người, trong đó có 3 người là nữ.

Bát nháo hình thức mua bán bằng cấp, giấy tờ giả- Ảnh 7.

Hiện tại tài khoản Zalo của đối tượng này đã bị khóa.

Bát nháo hình thức mua bán bằng cấp, giấy tờ giả- Ảnh 8.

Luật sư Nguyễn Duy Anh, Giám đốc Công ty TNHH Luật A+

Trao đổi với PV, Luật sư Nguyễn Duy Anh, Giám đốc Công Ty Luật TNHH A+ cho biết, hành vi mua bán bằng cấp, giấy tờ giả, căn cứ theo khoản 1 Điều 341 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tùy theo tính chất và mức độ mà người phạm tội có thể phải đối mặt các mức án khác nhau và mức hình phạt cao nhất có thể lên đến 05 năm tù. Ngoài ra, căn cứ theo khoản 5 Điều 341 Bộ luật Hình sự, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Trường hợp chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà người có hành vi làm giả tài liệu hoặc sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức trong hồ sơ đề nghị: cấp, cấp lại, gia hạn, thay đổi các loại giấy phép; chứng chỉ hành nghề; thẻ; đăng ký hoặc đăng ký lại hoạt động; đăng ký tập sự; bổ nhiệm; miễn nhiệm; xin phép thành lập và các loại giấy tờ, tài liệu khác trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, thì có thể bị xử phạt lên đến 30.000.000 đồng.

Xử lý các đối tượng bán bằng cấp giả ở nước ngoài

Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, Bộ luật Hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Như vậy, dù cho các đối tượng bán bằng cấp giả không có ở Việt Nam thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.