Bà Thanapoom Lekyen (42 tuổi) tại tỉnh Chachoengsao, Thái Lan đã vô cùng hoảng sợ khi phát hiện ra một con "quái vật" trăn to lớn dài 3m trườn vào nhà và gấp dưới gầm giường cậu con trai bé nhỏ của mình.
Trước đó, bà Lekyen hoảng hốt khi nhìn thấy xác con mèo chết bên ngoài cửa số. Bà liền theo dấu chạy vào nhà và vô cùng hoảng hốt khi thấy con trăn dưới tấm nệm trên giường của con trai.
Bà Lekyen đã gọi sự trợ giúp của các nhóm bắt động vật hoang dã địa phương. Anh Nattapon Boonmee và các đồng nghiệp của mình đã mất 15 phút để khống chế và bắt con trăn.
Con trăn tỏ ra vô cùng tức giận khi bị lôi khỏi "hang ổ" của mình. Nó còn cắn vào tay của một chuyên gia bắt động vật.
Bản thân trăn gấm không chủ động tấn công người, tuy nhiên nếu chúng bị kích động, sợ hãi hay lầm tưởng tay chân người là thức ăn thì chúng có thể cắn và siết người nuôi.
Theo Tiến sĩ sinh học Greence, trăn thường cắn và tấn công người theo 2 cách.
Cách thứ nhất, con trăn cắn người như là một biện pháp phòng thủ khi đột ngột chạm trán.
Cách thứ hai là nó chủ động nằm chờ đợi, lén lút dọc theo con đường mòn, các mép đường, ven ao hồ, đầm lầy... hoặc bất kỳ nơi khác để chờ thời cơ.
Khi tấn công, chỉ trong chớp mắt, con trăn gấm hay trăn lưới sẽ sử dụng các khối cơ bắp khổng lồ trên cơ thể để quấn chặt quanh cơ thể người.
Nó sử dụng lực mạnh đến nỗi có thể ngăn chặn đường hô hấp, cắt dòng chảy lưu thông của máu đến não khiến nạn nhân nhanh chóng ngạt thở hoặc vỡ tim mà chết.
Nguyên Anh (Tổng hợp)