Bầu cử Tổng thống Pháp: Cuộc đua thay đổi lịch sử EU?

Bầu cử Tổng thống Pháp: Cuộc đua thay đổi lịch sử EU?

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 2, 01/05/2017 10:24

Trong nhiều thập kỷ qua, chưa khi nào cuộc bầu cử Tổng thống Pháp lại thu hút sự chú ý của thế giới như năm nay. Cuộc đua được cho là sẽ thay đổi lịch sử liên minh châu Âu EU

Câu hỏi lớn về châu Á

Sau vòng bầu cử đầu tiên hôm 23/4 với chiến thắng dành cho hai ứng viên, Emmanuel Macron từ đảng En Marche và Marine Le Pen từ đảng Mặt trận Dân tộc, những tín hiệu phản ứng từ thị trường châu Á đang cho thấy, sự kỳ vọng rất lớn vào nhà lãnh đạo mới của nước Pháp cũng như mối quan tâm về sự bền vững của Liên minh châu Âu trong tương lai.

Tiêu điểm - Bầu cử Tổng thống Pháp: Cuộc đua thay đổi lịch sử EU?

 Poster tranh cử của hai ứng viên Tổng thống Pháp trên đường phố Paris. Ảnh AP.

Tuy nhiên, theo The Diplomat, cả Le Pen và Macron đều có một điểm chung đó là sự thiếu hiểu biết hay thiếu đi sự quan tâm rõ ràng với châu lục này.

Châu Á hiện đang chiếm 1/3 tỷ trọng thương mại thế giới. Tăng trưởng kinh tế của khu vực đã kém hơn so với trước đây, nhưng vẫn là nguồn động lực thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu.

Trong trường hợp Trung Quốc suy thoái bất ngờ, toàn bộ nền kinh tế thế giới, bao gồm cả Pháp, sẽ bị ảnh hưởng, chuyên gia Valerie Niquet - người đứng đầu chương trình châu Á tại Quỹ Nghiên cứu Chiến lược nêu quan điểm.

Cũng ở châu Á, đằng sau sự yên bình thường thấy, trong khu vực đang có những căng thẳng âm ỉ trên bán đảo Triều Tiên, Biển Đông, eo biển Đài Loan, giữa Ấn Độ với Trung Quốc hay Ấn Độ và Pakistan, có thể nhanh chóng dẫn đến các cuộc xung đột lớn.

Hậu quả tổng thể của bất kỳ cuộc xung đột nào liên quan đến các cường quốc lớn trong khu vực, tất nhiên sẽ rất lớn. Đối với Pháp - một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, mang trong mình những trọng trách đặc biệt - sẽ không thể thờ ơ.

Với cuộc khủng hoảng đang diễn ra trên bán đảo Triều Tiên, vị tổng thống kế tiếp của Pháp được cho là sẽ phải khẩn trương xây dựng chương trình nghị sự về châu Á một cách nghiêm túc.

Nhắc đến châu Á, Trung Quốc là cái tên xuất hiện nhiều nhất với những mối đe dọa về thao túng tiền tệ. Tuy nhiên, mỗi ứng viên Tổng thống đều đang có những quan điểm khác nhau về quốc gia này.

Đối với Macron, ông cho rằng, điều cần thiết nhất là phải hợp tác với Trung Quốc về an ninh, thương mại, môi trường và nhấn mạnh sự cần thiết phải "cân bằng" mối quan hệ với Bắc Kinh.

Trong khi bà Le Pen lại có cái nhìn giống với Tổng thống Mỹ Donald Trump, khi chỉ rõ Trung Quốc phải  chịu trách nhiệm những hành động làm tổn hại đến nền công nghiệp và gây ảnh hưởng xấu đến tính ổn định xã hội của Pháp. 

Tương lai nào cho nước Pháp?

Macron là nhân vật thể hiện một sự quan tâm khá lớn đến khu vực. Ứng viên trẻ tuổi từ đảng En Marche coi trọng việc xây dựng hình ảnh tích cực ở châu Á, cũng như tầm quan trọng của việc chào bán vũ khí tại nơi đây.

Ông cũng chào đón mối quan hệ với Ấn Độ khi gọi quốc gia này là "đối tác chiến lược đầu tiên của Pháp ở châu Á", đồng thời củng cố quan hệ với Australia và theo sát căng thẳng ở Biển Đông.

Trái lại, trong chương trình tranh cử của Le Pen, quan điểm của bà về các vấn đề chiến lược trong khu vực là hoàn toàn không tồn tại.

Mặc dù vậy, chuyên gia Valerie Niquet cho rằng, đối với mối quan tâm của cả hai ứng cử viên, sự thiếu vắng Nhật Bản là "một điều đáng ngại". Nhật Bản là nước có nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Quan trọng hơn, nước này vẫn là nhà đầu tư châu Á dẫn đầu ở Pháp.

Nhật Bản cũng đang phải đối mặt với những thách thức chiến lược và mong muốn rất nhiều sự trợ giúp từ Pháp trong vai trò một cường quốc toàn cầu.

Theo các phương tiện truyền thông Nhật Bản, các cuộc bầu cử của Pháp đang rất được quan tâm tại quốc gia này và đã tạo những ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán sau kết quả của vòng đầu tiên.

Macron được cho là ứng cử viên yêu thích nhất tại nơi đây. Sau Brexit của nước Anh, các thành phần kinh tế của Nhật Bản không ủng hộ một Frexit (Pháp trưng cầu rời EU) có thể dẫn tới một sự tan rã hoàn toàn khối Liên minh châu Âu.

Tuy nhiên, không chỉ với Nhật Bản, các quốc gia đang phát triển khác ở châu Á cũng đều không nằm trong hồ sơ ưu tiên của hai ứng cử viên.

Đọc thêm>>> Tiếp tục thử tên lửa, Triều Tiên gửi thông điệp quá khó hiểu?

Quốc Vinh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.