Bé 5 tháng tuổi lở loét khắp người tưởng bị chân tay miệng, nào ngờ con mắc bệnh hiếm

Bé 5 tháng tuổi lở loét khắp người tưởng bị chân tay miệng, nào ngờ con mắc bệnh hiếm

Dương Thị Thu Nga

Dương Thị Thu Nga

Thứ 5, 10/10/2019 18:13

Toàn thân bé trai 5 tháng tuổi bị lở loét, viêm nhiễm nặng. Bác sĩ chẩn đoán bé mắc chứng suy giảm miễn dịch di truyền hiếm gặp và viêm da tiết bã bội nhiễm nặng.

Ngày 10/10, anh Nguyễn Thiên ngụ xã Phổ Ninh, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) đưa con trai Nguyễn Thiện Ân (5 tháng tuổi) đến bệnh viện phụ Sản - Nhi Đà Nẵng cấp cứu, theo VTC News.  

Vài ngày trước, bé trai này được gia đình chuyển đến cơ sở y tế cấp cứu trong tình trạng sốt cao, tiêu chảy, cơ thể bị viêm da tiết bã bội nhiễm nặng. 

Sức khỏe - Bé 5 tháng tuổi lở loét khắp người tưởng bị chân tay miệng, nào ngờ con mắc bệnh hiếm

Bé trai nhập viện trong tình trạng sốt cao, tiêu chảy, cơ thể bị viêm da tiết bã bội nhiễm nặng. (Ảnh: Zing.vn)

Anh Nguyễn Thiên (cha bé Thiện Ân), cho biết con trai bị viêm da từ khi mới chào đời. "Thoạt đầu, nốt đỏ xuất hiện ở vùng mặt và tay, hai vợ chồng tôi nghĩ con trai mắc bệnh tay chân miệng. Tròn hai tháng tuổi, những nốt đỏ bong tróc, lan rộng ra khắp cơ thể lở loét", người cha xót xa chia sẻ với Zing.vn.

Hai vợ chồng anh Thiên cũng từng đưa con trai đến bệnh viện Da liễu TP.HCM để điều trị. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, anh đưa con trai về nhà tự chạy chữa. Nghe lời mách bảo một số người, vợ chồng anh tắm nước lá thuốc cho bé khiến các vết lở trên ngày càng lan rộng, viêm nhiễm nặng phải đưa đến bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ngãi cấp cứu. 

Theo các bác sĩ, bé mắc chứng suy giảm miễn dịch di truyền hiếm gặp, đồng thời bị viêm da tiết bã bội nhiễm nặng. Những vết lở bị tróc ra, nhiễm trùng, ngứa ngáy khiến bé đau đớn, khóc nhiều. Thậm chí, bé cố gắng cựa quậy, gãi vào những vết thương làm chảy máu.

Trẻ mắc viêm da tiết bã bội nhiễm 

Theo TS.BS Lê Thị Thanh Trúc, bệnh viện Da Liễu TP.HCM chia sẻ với Zing.vn, viêm da tiết bã (VDTB) là rối loạn da sẩn vảy mạn tính, xảy ra ở trẻ và người lớn, tại vùng có nhiều tuyến bã hoạt động như da đầu, mặt, tai, thân trên... Bệnh đặc trưng bởi hồng ban và vảy bã.

Nguyên nhân VDTB chưa biết rõ, nhưng do nhiều yếu tố tạo nên như nấm bình thường sống trên cơ thể chúng ta, gene, stress, sức khỏe của mỗi người. Ngoài ra, người sống nơi có khí hậu lạnh và khô thường mắc.

Sức khỏe - Bé 5 tháng tuổi lở loét khắp người tưởng bị chân tay miệng, nào ngờ con mắc bệnh hiếm (Hình 2).

Bé trai bị viêm da bội nhiễm nặng.

Dấu hiệu và triệu chứng viêm da tiết bã thay đổi theo tuổi. Ở người lớn và thanh niên có các biểu hiện như trên da có mảng hồng ban hơi vàng, được bao phủ bởi vảy bã và tách ra dễ dàng. Vết thương nổi ở chân mày, nếp má mũi, xoăn tai và nếp sau tai ngoài, ngực… Da đầu thường có thể có vảy khô (gàu), vảy vàng bã và hồng ban, có thể có ở râu, ngứa, đặc biệt ở da đầu,...

Trẻ nhỏ có các biểu hiện như: Trẻ nhũ nhi hay gặp trên da đầu, với mảng vàng đỏ được bao phủ bởi vảy. Trẻ có thể bị ở mặt, mi mắt, quanh mũi và vùng tã lót.

Hiểu gì về chứng suy giảm miễn dịch di truyền hiếm gặp 

Hệ miễn dịch là tập hợp của các tế bào bạch cầu, lympho trong máu, hạch, tủy xương và lá lách có cùng nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi trùng. Vị trí phân bố của hệ miễn dịch nhiều nhất là ở các “ngõ vào” của cơ thể, nhất là đường hô hấp và tiêu hóa.

Bằng cách sinh ra kháng thể hay tự tiêu diệt bằng các men tiêu hủy, cơ chế thực bào, các tác nhân xâm nhập từ bên ngoài vào như virus, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng sẽ bị khu trú và tiêu diệt, không gây ra bệnh được. Bất cứ nguyên nhân nào làm hệ miễn dịch bị tổn thương, không còn đảm bảo được chức năng này sẽ gọi là hội chứng suy giảm hệ miễn dịch.

Ở trẻ sơ sinh, hệ thống miễn dịch tạm thời trong những ngày tháng đầu đời được thừa hưởng bằng dòng kháng thể nhận từ sữa mẹ. Cơ chế này gọi là "miễn dịch thụ động". Kháng thể sẽ suy giảm rất nhanh sau sáu tháng, khi bé bắt đầu cai sữa. Chính vì thế, sau mốc thời gian này, bé thường hay mắc nhiễm trùng và đây là “cơ hội” để xây dựng hệ miễn dịch chủ động cho riêng mình. Tuy nhiên, đối với một số chủng vi khuẩn có độc tính cao, gây bệnh nặng nề, cha mẹ cần “chủ động” phòng chống cho con bằng cách tiêm vaccine.

Vậy nên, khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch, tức hệ thống bảo vệ và phòng ngự không còn nữa, mất khả năng bắt giữ và chống lại, cơ thể rất dễ bị các tác nhân gây nhiễm khuẩn tấn công. Lúc này, hiện tượng nhiễm trùng thường kéo dài hay lặp đi lặp lại. Về lâu ngày, các cấu trúc giải phẫu hay chức năng sinh lý của các hệ cơ quan cũng bị ảnh hưởng, suy giảm hoạt động sống.

Suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh là do những bất thường trong bộ gen được thừa hưởng từ cha hoặc mẹ có suy giảm hệ miễn dịch cũng khiến đứa trẻ sinh ra dễ mắc nhiễm trùng hơn những đứa trẻ sinh ra từ cha mẹ bình thường.

Các rối loạn trong việc sản xuất các tế bào miễn dịch như bệnh thiếu hụt tế bào B, thiếu hụt tế bào T, thiếu hụt kết hợp cả hai loại tế bào B và tế bào T, khiếm khuyết thực bào, thiếu hụt bổ thể, giảm gamma globulin trong máu... và không xác định (vô căn).

Phong Linh (tổng hợp)

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.