Táo bón là một hội chứng không phân biệt giới tính hay bất kỳ tuổi tác nào. Tuy nhiên nhóm đối tượng có nguy cơ cao hơn hẳn đó là trẻ nhỏ, phụ nữ và người cao tuổi. Riêng đối với trẻ em, táo bón có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn cả. Táo bón kéo dài không những là biểu hiện của chứng rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng, mà còn khiến trẻ đầy bụng, chán ăn, chậm lớn…
Nguyên nhân bé bị táo bón
95% các trường hợp táo bón ở trẻ nhỏ là táo bón chức năng, tức do sự bất ổn định từ chức năng tiêu hóa còn non yếu của trẻ. Phần nhỏ còn lại trẻ bị táo bón bởi một bệnh lý đường tiêu hóa như dài, phình giãn đại trực tràng bẩm sinh, sa trực tràng, hẹp hậu môn…
Làm sao để nhận biết trẻ bị táo bón do bệnh lý?
Những bé bị táo bón do sự bất thường về cấu trúc đường tiêu hóa thường có đồng thời các triệu chứng sau:
- Bé thường xuyên bị táo bón, nhiều đợt kéo dài thậm chí vài tháng trời.
- Bé đã ăn đủ rau, uống nhiều nước nhưng tình trạng táo bón không thuyên giảm.
- Bé rất khó có cảm giác buồn đại tiện và không thể tự đi được.
- Bé dễ bị chảy máu hậu môn khi đại tiện.
Nếu con nhà bạn đang gặp phải tình trạng này, cách tốt nhất là nên đưa trẻ đi khám tại các chuyên khoa tiêu hóa uy tín. Tại đây, bé sẽ được chụp chiếu, xét nghiệm và thăm khám để làm rõ nguyên nhân táo bón do đâu, dùng thuốc như thế nào, có cần biện pháp can thiệp nào không.
Cha mẹ cũng nên xác định trước, táo bón do bệnh lý thường nặng và khó điều trị dứt điểm. Vì vậy, cha mẹ nên áp dụng tổng thể nhiều biện pháp để giúp con có hệ tiêu hóa tốt, tạo thuận lợi để việc đi vệ sinh nhẹ nhàng, không thành áp lực cho con mình. Các biện pháp chính, cha mẹ nên tham khảo dưới đây.
Bé bị táo bón chức năng, phải làm sao để con chóng khỏe?
Cách trị táo bón cho trẻ cần xuất phát từ nguyên nhân và đòi hỏi sự kiên trì từ cha mẹ.
- Bổ sung thêm lượng chất xơ từ nguồn rau củ quả, đặc biệt đối với những trẻ biếng ăn rau. Tuy nhiên nếu trẻ bình thường đã tích cực ăn rau rồi thì nguyên nhân táo bón ở bé không phải do thiếu chất xơ. Cha mẹ nên xem xét con mình táo bón do đâu để giải quyết theo hướng đó.
- Cho bé uống đủ nước mỗi ngày từ nguồn nước lọc, canh, nước hoa quả, sữa (không pha sữa quá đặc).
- Tập cho trẻ thói quen đại tiện đều đặn theo khung giờ trong ngày.
- Xoa bụng cho trẻ theo chiều từ trái sang phải dọc theo khung đại tràng từ 5 – 10 phút hàng ngày trước khi đại tiện để kích thích cảm giác “buồn” đi vệ sinh cho bé.
● Ngoài chú ý đến bổ sung chất xơ cho bé, cha mẹ cũng cần tìm cách kích thích nhu động đường ruột để phân dễ dàng được tống đẩy ra ngoài hơn. Cơ thể trẻ cần được làm thanh mát từ bên trong để tránh tình trạng phân mất nước khô cứng, bị ứ tắc ở bên trong. Ổn định hệ vi sinh đường ruột cũng là cách để hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động trơn tru hơn, hạn chế táo bón. Đồng thời, mẹ hãy giúp bé tăng cảm giác thèm ăn hơn, tránh chứng biếng ăn, còi cọc do táo bón lâu ngày.
Đây cũng là 5 nguyên tắc chính trong điều trị chứng táo bón cho trẻ nhỏ, đem lại một hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
Diếp cá vương Gold với 9 thành phần trong 1, giảm nhanh táo bón ở trẻ nhỏ bằng nhiều tác động:
Số XNCB: 43196/2017/ATTP-XNCB
● Rau dền, súp lơ xanh: nguồn bổ sung chất xơ dồi dào cho bé yêu.
● Diếp cá, rau má là thảo dược giúp thanh mát cơ thể, nhuận tràng, chống táo bón.
● Magie gluconate – 1 khoáng chất đa lượng kích thích tăng nhu động đường ruột, giúp đại tràng tống đẩy phân dễ dàng hơn.
● FOS giúp làm tăng nhanh số lượng lợi khuẩn đường ruột, cân bằng hệ tiêu hóa.
● Ngoài ra, L-Lysine HCl, Taurine, Thymomodulin còn hỗ trợ trẻ ăn ngon hơn, tăng sức đề kháng, tăng trưởng chiều cao, phát triển trí não và thị lực toàn diện.
Diếp cá vương Gold là giải pháp hữu hiệu giúp ba mẹ chăm con bị táo bón
Hiện sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên nhiều tỉnh thành trong cả nước.
Cha mẹ có thể gọi ngay tới số 0982 498 826 để sớm được tư vấn chi tiết nhất cách giảm táo bón và chăm sóc sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ.
Hoặc tham khảo nhiều thông tin hữu ích tại Diepcavuong.com.
Phượng Nguyễn