Tiểu Đan là con gái đầu của cặp vợ chồng ở làng Liupanshui tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. Cuộc hôn nhân không hạnh phúc đã khiến cho vợ chồng họ quyết định ly hôn. Đó là thời điểm năm 2008, lúc đó em mới chỉ 8 tuổi. Cha em bỏ đi làm ăn xa, còn mẹ em cũng bỏ xứ đi nơi khác và lấy chồng mới.
Người cha nhẫn tâm
Tiểu Đan ở lại sống với ông bà nội ở làng Luipanshui. Nơi trú thân của em và ông bà là một túp lều dựng bằng những thanh gỗ, phên nứa ọp ẹp. Từ xa nhìn lại, không ai nghi đấy là một ngôi nhà bỏi trong nó quá tồi tàn xiêu vẹo. Trong nhà cũng không có nổi vạt dụng nào đáng giá, ngoài chiếc giường cũ kỹ và những đống quần áo, xoong nồi cái bẩn để lẫn lộn với nhau. Ngày nắng cũng như ngày mưa, ngôi nhà xiêu vẹo đều phải hứng chịu những khắc nghiệt của thời tiết, đặc biệt, vào mỗi mùa đông giá rét, với những đợt gió tràn về, ngôi nhà ọp ẹp lại oằn mình để che chở cho ông bà già và Tiểu Đan. Ông nội của em đã 70 tuổi, còn bà nội thì cũng đã 60 tuổi. Sống trong nghèo đói cả một đời, nên sức khỏe của họ sa sút đi nhiều.
Từ năm 8 tuổi, em đã phải cáng đáng việc nhà, chăm sóc ông bà. Em thường phải đi kiếm củi bán lấy tiền để mua thức ăn. Cha của em đi làm ăn ở xa nên cũng ít khi quan tâm đến em, trong khi người mẹ bận bịu với cuộc sống mới cũng khiến cho sợi dây kết nối của hai mẹ con họ ngày càng mong manh. Em sống cô độc, thiếu thốn bàn tay chăm sóc, yêu thương của cha me, cộng với những lam lũ trong cuộc sống đã khiến cho cô bé mới 12 tuổi này trong già dặn hơn nhiều. Trên khuôn mặt em in đậm những nét khắc khổ tội nghiệp.
> Đọc thêm: Ảnh - Chuyện buồn của bé gái 12 tuổi tảo hôn
Cuộc sống nghèo khổ cứ thế trôi đi cho đến một ngày người cha đi làm ăn xa trở về. Qua mai mối của một người họ hàng, người cha nhẫn tâm bán con gái 12 tuổi về làm vợ một người đàn ông 28 tuổi. Không ai biết được số tiền mà người cha dã man đã kiếm được từ cuộc hôn nhân đau lòng này là bao nhiêu nhưng cô con gái tội nghiệp đã phải làm vợ ở cái tuổi thiếu nhi.
Gọi “chồng”’ là anh trai
Ngày theo về sống cùng Min Erping, em chưa đủ khôn lớn để nhận thức được những gì đang xảy ra với em. Nhà chồng của em sống ở ngôi làng bên cạnh nhưng đường đi lại cách khá xa nhà ông bà nội vì phải đi vòng vèo bằng con đường ven núi. Gia đình chú rể Min Erping, 28 tuổi, làm nghề nông nhưng có cuộc sống ổn định. Gia đình này đã trả một khoản tiền cho cha em và hứa sẽ nuôi em đến khi em đủ tuổi để làm đám cưới. Tuy nhiên, theo lời kể của bà mối, gia đình của người chồng đã không trao bất cứ món quà cưới nào cho ông bà nội của em và cứ thế dẫn cô cháu gái tội nghiệp của họ về nhà.
Về nhà chồng, em cũng phải tham gia làm việc cùng mọi người. Theo lời kể của em, Min Erping là người tốt bụng, anh ta đã mua cho em nhiều quần áo, và đối xử với em rất tốt. Ở trong ngôi nhà đó, theo giao ước, em được phép gọi Min Erping là anh trai cho đến khi cô bé chính thức đủ tuổi để kết hôn.
Hai tháng sau đó, trong một lần đi đám tang, mẹ của em là chị Hương Mai đã nghe được câu chuyện về con gái mình. Với nỗi căm uất người chồng cũ và sức mạnh của tình mẫu tử, người phụ nữ này đã lặn lội đi tìm con gái. Khi tìm về nhà ông bà nội của em, cả hai ông bà đều không biết ngôi nhà mới mà cháu gái mình sống ở đâu, ngoại trừ một người họ hàng dắt mối. Cuối cùng chị Hương Mai cũng đã tìm được tới căn nhà mới của con ở Yan Jiao Zhai. Tuy nhiên, khi đến nơi, ngôi nhà trống trơn, em không có ở nhà, chỉ có ít bát đĩa ăn chưa kịp rửa. Đi cùng mẹ em là một người bác, người này đã quá tức giận đập vỡ hết đồ đạc trong nhà. Trong khi chị Hương Mai như một người cùng quẫn, chị khóc gào gọi tên con gái. Chị băng qua những cánh đồng dưới chân núi để tìm con, cuối cùng chị cũng tìm thấy con gái chị đang đi làm đồng.
Khi gặp lại mẹ, em mới khóc òa tức tưởi, kể về những ngày làm dâu ở nhà “chồng”. Với cô bé, đó là một quãng đời lạ lẫm nhất mà em đã phải trải qua và chắc chắn sẽ còn ám ảnh em suốt phần đời còn lại.
Hồi chuông báo động
Mẹ của em đã tìm gặp cha em, chỉ trích về cách nuôi con của ông này nhưng chị đã thất bại trong việc giành lại quyền nuôi con gái mà chỉ có thể tạm thời đưa con gái về nhà chăm sóc sau khi đã được sự đồng ý của người chồng hiện tại. Chị cũng đã báo cánh sát và sau khi điều tra, chính quyền địa phương đã tuyên bố cuộc hôn nhân của em là bất hợp pháp vì cô bé chưa đủ tuổi để kết hôn. Giới chức địa phương cũng đang bố trí cho em hoàn thành việc học và hỗ trợ một phần tài chính cho gia đình cô bé. Câu chuyện của em được đăng tải trên nhiều trang web của Trung Quốc và thu hút được nhiều người sử dụng mạng xã hội Sina Weibo quan tâm. Họ bày tỏ sự phẫn nộ lẫn nỗi buồn trước hoàn cảnh của em.
Tuy nhiên, Tiểu Đan chỉ là một trong số rất nhiều số phận những đứa trẻ ở Trung Quốc có cha mẹ ly hôn hoặc cha mẹ bỏ quê lên phố kiếm việc làm và để lại con cái cho ông bà nuôi. Mặc dù đã được mẹ tìm thấy và giải thoát được cuộc hôn nhân bất hạnh, nhưng không ai chắc chắn được rằng, Tiểu Đan sẽ có cuộc sống hạnh phúc, bình an sau này.
Ở một nơi khác cũng thuộc tỉnh Quý Châu, năm bé trai có cha mẹ đi làm ăn xa đã được tìm thấy tử vong trong một thùng rác hồi tháng 11.2012. Các em bị nhiễm khí độc sau khi đốt than để sưởi ấm trong mùa đông giá lạnh. Những phận đời bị bỏ lại phía sau cuộc di dân lớn của Trung Quốc đang gióng lên hồi chuông báo đồng về một xã hội phát triển không ổn định.
Theo Dòng đời