Bé gái 7 tuổi bị mẹ kế bạo hành dã man: Nỗi đau "bánh đúc có xương"

Bé gái 7 tuổi bị mẹ kế bạo hành dã man: Nỗi đau "bánh đúc có xương"

Nguyễn Thành Huế

Nguyễn Thành Huế

Thứ 4, 29/11/2017 18:18

Chân tay chằng chịt vết thương do mẹ kế đánh đập, còn cha đẻ tự tay nung thanh sắt trên bếp gas rồi gí vào mặt con gái. Câu chuyện của cháu bé 7 tuổi ở Kiên Giang khiến ngàn người đau đớn tột cùng. Phải chăng “núi Thái Sơn” huyền thoại đã bị bóp nát bởi “bánh đúc có xương”?

Xã hội - Bé gái 7 tuổi  bị mẹ kế bạo hành dã man: Nỗi đau 'bánh đúc có xương'

Bé gái bị bạo hành.

Những trận đòn khủng khiếp

Nhìn thân thể gầy gò chi chít sẹo cũ, sẹo mới cùng vết bỏng kéo dài trên khuôn mặt của bé T. (7 tuổi, xã Vĩnh Hòa Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang), không ai không xót thương. Một hàng xóm phải xin giấu tên mới dám tiết lộ: Không phải lần đầu bé T. bị bố ruột và mẹ kế bạo hành.

Người ta đã từng nhiều lần nghe thấy tiếng bé khóc. Lúc đầu, vợ chồng này đánh bé ở ngoài sân, sau thì kéo vào trong nhà, thậm chí có hôm, 2h sáng vẫn nghe thấy tiếng bé khóc thét.

Khi các cơ quan đoàn thể tới thăm cháu T., cha của bé là anh Nguyễn Văn Hòa (30 tuổi) và mẹ kế Trần Thị Kiều Tiên (26 tuổi) phân trần rằng, mình rất thương con.

Thậm chí chị Kiều Tiên còn thanh minh, mình là người rất yêu con chồng. Nói về vết thương trên mặt cô bé 7 tuổi, hai vợ chồng đều thống nhất cho rằng, bé T. bỏng là do mỡ văng trúng mặt. Trước câu hỏi vì sao vết mỡ văng mà có hình chữ nhật, đôi vợ chồng này không lý giải nổi.

T. là kết quả của cuộc hôn nhân giữa anh Nguyễn Văn Hòa (30 tuổi) và chị Huỳnh Thị Bích Vân, người cùng xã. Khi cha mẹ chia tay, T. về ở với bố và mẹ kế. Những ngày tháng không vui vẻ, chịu nhiều đau đớn về thể xác và tinh thần cũng bắt đầu từ đó.

Là một chuyên gia tư vấn tâm lý về hôn nhân gia đình nhiều năm nay, chuyên gia Lê Thị Túy vô cùng đau xót với câu chuyện của bé T.. Câu chuyện mà dân gian đã từng đúc rút “Mấy đời bánh đúc có xương/Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng” lại một lần nữa gieo lên con trẻ vô tội những trận đòn roi khủng khiếp.

Theo bà Túy, cơn ghen của mẹ kế bao giờ cũng cay nghiệt, dai dẳng và có thể dẫn người ta tới tội ác. Đứa con là kết quả tình cảm của chồng với một người đàn bà khác vì thế, người mẹ kế không đánh được người vợ thì đánh đứa con. Người chồng thì không ưa gì mẹ đứa trẻ, lại nghe lời vợ kế nên có thể đã gây ra những hành động không còn nhân tính.

 Hậu quả của những cuộc hôn nhân sớm nở tối tàn

Cũng theo bà Túy, tình cảm vợ chồng là cái rất riêng tư, gắn bó keo sơn và thiêng liêng quý giá. Nó nối đời này tới đời sau, đời sau nữa tạo nên dòng giống. Chính vì thế mà ngày xưa, các cụ rất xem trọng việc tìm hiểu trước hôn nhân và đúc rút thành câu: “Trăm năm tính cuộc vuông tròn/Phải dò cho tới ngọn nguồn lạch sông”. Bây giờ người ta lấy nhau đôi khi chưa thực sự tìm hiểu kỹ lưỡng, không có nghệ thuật sống để rồi hôn nhân sớm nở tối tàn. Hậu quả là những đứa con bị chia tách cha mẹ. Để rồi sau đó, đứa trẻ thiếu tình yêu thương, thậm chí bị bạo hành như trường hợp của bé T. ở Kiên Giang.

Điều này có thể xuất phát từ chuyện ghen tuông bởi tình yêu thì khó chia sẻ. Khi nhìn thấy đứa con-kết quả của cuộc hôn nhân trước thì trong lòng người mẹ kế không vui, sinh ra xét nét, khó chịu, đánh đập. Người mẹ kế từ đó tác động vào chồng, khiến cho cháu bé ngày càng bị hắt hủi, cô độc.

Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng cho rằng, xã hội văn minh với hệ thống luật pháp hoàn thiện thì không thể để tình trạng này tiếp tục xảy ra. Cần đánh thức lương tâm của con người để sống sao cho văn minh. Không chỉ mỗi người cần hiểu luật để không gây ra chuyện phạm pháp như bố và mẹ kế cháu T. mà dư luận xã hội, các tổ chức chính trị, xã hội ở địa phương cũng cần lên tiếng để bảo vệ cháu bé, có những thái độ và hành động nghiêm khắc với những con người có hành động dã man như vậy. 

Thành Huế

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.