Bé gái này được nhắc đến trong nghiên cứu của bác sĩ Christopher Allan trên báo HSNewBeat tại đại học Washington. Ngón tay của bé bị đứt khi tự đưa tay vào bánh xe đạp của anh trai. Sau đó, các bác sĩ đã gắn lại đầu ngón tay cho bé. Điều lạ là chỉ trong 8 tuần sau, phần ngón tay được gắn lại bị hoại tử hoàn toàn. Thay vào đó, một ngón tay mới tự mọc lên.
Phần tự mọc này nguyên vẹn và đầy đủ như phần ngón đã bị đứt. Các nhà khoa học đã nhanh chóng vào cuộc nghiên cứu. Họ tìm ra khả năng tái tạo của trẻ em và người lớn khác nhau. Dù rất hiếm, có những trẻ em có thể tự hồi phục lại phần cơ thể bị tổn thương.
Các nhà khoa học cũng phát hiện ra các mô ở ngón tay của con người có thể được tái tạo lại nhờ một dòng tế bào. Khi dòng tế bào này được kích hoạt hợp lý, khả năng tái tạo này sẽ hoạt động. Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa tìm ra cách cơ thể của trẻ em hoạt hóa dòng tế bào này như thế nào.
Vì thế, để xác định vai trò của các yếu tố môi trường trong quá trình tái tạo này, các nhà khoa học đã dùng tế bào cá ngựa vằn và tế bào chuột. Họ nhận ra loại tế bào và quá trình tái tạo không phải là vấn đề. Vấn đề là sự đấu tranh trong quá trình tự hồi phục của các tế bào.
Họ đưa ra ý tưởng để tế bào phát triển tối ưu hóa, ta cần tạo ra môi trường lành mạnh thích hợp. Điều này gợi nhớ đến công nghệ REHEAL, đôi găng tay được thiết kế chuyên dụng. Nó được dùng để điều trị vết thương ở tay và cổ tay.
Găng tay điều trị như sau: đầu tiên nó tạo ra một lực âm để hút các chất dịch khỏi vết thương và truyền thuốc vào trong. Bệnh nhân không chịu thêm đau đớn và không phải cố định tay, do đó không cản trở sinh hoạt nhiều.
Những ca tự tái tạo lại cơ thể trong y học rất hiếm nhưng vẫn luôn là nguồn cảm hứng cho các nhà khoa học nghiên cứu để tìm ra sự khác biệt giữa dòng tế bào và khả năng kích hoạt nó. Khi tìm ra được, đây chắc chắn sẽ là thành tựu y học lớn của thế giới.