“Bê tông bay” đâm thủng ô tô ở khu Keangnam

Thứ 6, 28/12/2012 00:05

Tòa nhà Keangnam trên đường Phạm Hùng, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội từ khi thi công đến nay đã giữ kỷ lục về việc xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động, làm chết, bị thương và gây thiệt hại tài sản của công dân, tập thể.

Khoảng 8h ngày 28/4/2011, mảng bê tông từ tòa nhà cao tầng Keangnam rơi xuống phần thân sau của một chiếc ô tô đang đỗ ở bên dưới, cạnh nơi tòa nhà chính của Keangnam đang thi công.

Tai nạn này đã làm thủng trần xe phía dưới, làm toàn bộ phần cửa và ghế sau của xe hư hỏng nặng, làm biến dạng phần đuôi xe. Chiếc ô tô bị nạn mang BKS 29A - 086..., chủ xe là anh Chu Đức H. Một nguồn tin cho biết chủ xe không trình báo cơ quan chức năng mà liên hệ trực tiếp với Keangnam và đại diện của công ty này hứa sẽ bồi hoàn chi phí sửa chữa xe...

Tòa cao ốc Keangnam nhìn từ xa

Trước đó, ngày 20/10/2010, chị Lưu Thị L (SN 1968, ngụ Hà Nội) đang tham gia lưu thông trên đường Phạm Hùng, đến đúng tòa nhà Keangnam đang xây dựng thì bị vật cứng rơi xuống, phải đi cấp cứu ở Bệnh viện 198. Người phụ trách của Keangnam đưa chị đi bệnh viện, nộp một chút tiền viện phí rồi bỏ mặc nạn nhân. Đến khi ra viện, gia đình có ý kiến thì vụ việc mới được giải quyết ổn thỏa.

Chiều qua (29/4), một cán bộ công an huyện Từ Liêm cho biết: "Chưa nhận được trình báo từ người bị hại nhưng khi phóng viên cung cấp thông tin, công an huyện sẽ kiểm tra và xử lý thông tin". Cán bộ trạm công an Mễ Trì - Mỹ Đình cũng cho biết trạm chưa nhận được trình báo của chủ xe.

Ông Nguyễn Văn Tiến (ngụ phường Trung Hòa), người chứng kiến nhiều vụ tai nạn lao động tại đây bức xúc phản ánh: Thực tế, Keangnam không bị đình chỉ, ít bị xử phạt vì người bị hại của chúng ta thiếu hiểu biết pháp luật, không trình báo cơ quan chức năng mà tự thỏa thuận... nên Keangnam có điều kiện, cơ hội để "lách luật". Ông Tiến cho rằng theo quy định của pháp luật, khi doanh nghiệp để xảy ra tai nạn, ngoài bị phải bồi thường cho người bị hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi do mình gây ra. Bởi thế, người bị hại không nên có tâm lý sợ khi báo cơ quan chức năng, Keangnam bị xử lý thì không được bồi thường.

P.V

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.