Bebinca - cơn bão mùa Thu điển hình dữ dội, "kịch bản xấu nhất" liệu có chuyển hướng đổ bộ vào nước ta?

Bebinca - cơn bão mùa Thu điển hình dữ dội, "kịch bản xấu nhất" liệu có chuyển hướng đổ bộ vào nước ta?

Thứ 7, 14/09/2024 15:00

Bão Bebinca đang hoạt động với cường độ khá mạnh. Dự kiến bão Bebinca di chuyển về phía tây bắc với tốc độ khoảng 30-35 km/giờ và dần mạnh lên.

Tin mới nhất về cơn bão Bebinca 

Theo tin bão mới nhất từ Cục Quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí tượng Philippines cho hay, bão Bebinca đã đi vào khu vực dự báo PAR lúc 18h ngày 13/9. Đây là cơn bão số 6 của Philippines trong năm 2024 và được đặt tên địa phương là bão Ferdie.

Theo dự báo bão của PAGASA, bão Bebinca chỉ ở lại PAR trong vài giờ. Tối 13/9, bão di chuyển theo hướng tây bắc với tốc độ tương đối nhanh là 35km/h, sức gió tối đa gần tâm bão mạnh 85km/h, giật 105km/h.

Bebinca - cơn bão mùa Thu điển hình dữ dội, "kịch bản xấu nhất" liệu có chuyển hướng đổ bộ vào nước ta?- Ảnh 1.

Hình ảnh bão Bebinca (tròn đỏ phải, trên) di chuyển theo hướng tây bắc. Ảnh: PAGASA.

Trong khi đó, theo Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp Mỹ (JTWC), Bebinca được dự đoán sẽ di chuyển về phía đông bắc Okinawa (Nhật Bản) vào cuối ngày 14/9, mạnh dần lên với sức gió mạnh nhất gần tâm bão 130km/h, giật 157km/h.

Sau khi đi qua Okinawa, JTWC dự đoán bão sẽ suy yếu đi một chút trước khi tới miền đông Trung Quốc, cách Thượng Hải khoảng 88km về phía nam vào sáng 16/9.

Đáng chú ý, bão Bebinca sẽ là cơn bão số 13 trong năm nay ở Trung Quốc, dự kiến đổ bộ vào tỉnh Chiết Giang trong kỳ nghỉ Tết Trung thu.

Bên cạnh đó, theo dự báo bão mới nhất từ Cục Khí tượng Chiết Giang, bão Bebinca sẽ đi vào Biển Hoa Đông trước Trung thu và sau đó tiếp cận bờ biển của tỉnh. Cường độ tối đa của bão có thể đạt đến mức bão dữ dội.

Cơ quan Kiểm soát Lũ lụt, Bão và Hạn hán của tỉnh Chiết Giang đã kích hoạt ứng phó khẩn cấp bão trên biển vào 16h ngày 12/9 và điều chỉnh lên cấp độ 4 vào trưa 13/9.

Bebinca - cơn bão mùa Thu điển hình dữ dội, "kịch bản xấu nhất" liệu có chuyển hướng đổ bộ vào nước ta?- Ảnh 2.

Dự báo đường đi của bão Bebinca. Ảnh: PAGASA.

Zhang Fa, nhân viên Cơ quan Kiểm soát Lũ lụt, Bão và Hạn hán của Chiết Giang, cho biết: "Cơn bão sẽ đi qua quần đảo Ryukyu (Nhật Bản) và tiến vào Biển Hoa Đông vào đêm 14/9. Bão dự kiến đổ bộ vào Chiết Giang từ đêm 15 đến sáng sớm 16/9. Hiện tại, nhiệt độ bề mặt nước biển ở Biển Hoa Đông tương đối cao, điều này sẽ làm cho cơn bão mạnh lên. Do ảnh hưởng của bão, dự kiến sẽ có mưa lớn ở một số khu vực phía bắc Chiết Giang từ ngày 15-16/9, trùng với kỳ nghỉ Tết Trung thu".

Để ứng phó cơn bão Bebinca, giới chức trách nước này đã bố trí trước một số đội cứu hộ trên toàn tỉnh, tổng cộng là 1.490 đội với 37.000 nhân sự. Các thiết bị cứu trợ thiên tai quy mô lớn cũng được chuẩn bị sẵn sàng, bao gồm 24.000 máy xúc và 5.623 thiết bị cứu hộ khác như: xe cộ, thuyền, máy bơm nước và máy bay không người lái. Thêm vào đó, họ đã phối hợp hai tàu cứu hộ chuyên dụng cho Biển Hoa Đông và 6 tàu kéo công suất lớn từ Công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) để cung cấp hỗ trợ cứu hộ chuyên nghiệp.

Có thể thấy, Bebinca là một cơn bão mùa Thu điển hình, có thể đặc biệt dữ dội. Siêu bão Yagi gần đây đã đổ bộ bốn lần và là cơn bão mùa Thu mạnh nhất đổ bộ vào Trung Quốc kể từ khi có hồ sơ khí tượng. Yagi duy trì trạng thái là Siêu bão trong 64 giờ, gây ra gió và mưa tàn phá trên diện rộng khắp miền Nam Trung Quốc.

Bão Bebinca có ảnh hưởng đến nước ta?

Chia sẻ xoay quanh vấn đề này với báo Tuổi Trẻ, bà Lê Thị Xuân Lan, nguyên phó trưởng phòng dự báo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ nhận định, bão Bebinca này sẽ không vào Biển Đông. "Bão có xu hướng đi lên phía bắc vào khu vực Trung Quốc, nam Nhật Bản".

Những ngày qua, một số mô hình dự báo cho thấy một vùng thấp phía đông bắc quần đảo Trường Sa có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới hoặc bão.

"Sáng nay mô hình dự báo của Mỹ nhận định vùng thấp này sẽ mạnh lên rõ rệt trong những ngày tới. Hướng di chuyển dự báo về đất liền nước ta. Tuy nhiên, dự báo này còn có thể thay đổi vì thời tiết rất khó lường", bà Lan chia sẻ.

Cũng theo bà Lan, dù có cảnh báo hay không thì người dân, đặc biệt ngư dân đang bám biển cần theo dõi thường xuyên các bản tin dự báo. Sáng 13-9, bà đã nhắn tin, gọi điện cho các tàu cá để báo tin cho họ.

Cảnh báo ENSO chuyển từ El Nino sang La Nina, mưa bão cuối năm phức tạp

ENSO là chữ viết tắt của các từ ghép El Nino Southern Oscillation để chỉ cả 2 hai hiện tượng El Nino và La Nina. Trong đó, những năm có hiện tượng El Nino hoạt động mạnh thì nắng nóng, khô hạn kéo dài, mùa mưa đến muộn. Lũ lụt ở mức xấp xỉ hoặc thấp hơn trung bình nhiều năm. Đồng thời, bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông ít hơn trung bình.

Trong khi đó, vào những năm có hiện tượng La Nina hoạt động mạnh thì những đợt gió mùa đông bắc hoạt động liên tục với cường độ mạnh.

Dự báo thời tiết, gió mùa mùa hè cũng hoạt động khá mạnh và ổn định, đem đến lượng mưa vào mùa mưa vượt trung bình, số cơn bão và áp thấp nhiệt đới nhiều hơn trung bình.

Trúc Chi (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.