Bên trong căn cứ quân sự của Trung Quốc tại châu Phi

Bên trong căn cứ quân sự của Trung Quốc tại châu Phi

Trần Danh Tuyên

Trần Danh Tuyên

Thứ 6, 29/09/2017 21:26

Khi xây dựng căn cứ quân sự ở nước ngoài đầu tiên tại Djibouti (châu Phi), Bắc Kinh dường như đang áp dụng những kinh nghiệm, bài học rút ra từ các chiến dịch quân sự tại Iraq và Syria. Trung Quốc đã dựng lên một “pháo đài” với cơ sở hạ tầng phức tạp, căn cứ đặc biệt thu hút sự quan tâm của thế giới.

Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) vừa tổ chức đợt diễn tập bắn đạn thật đầu tiên ở căn cứ nước ngoài mới thành lập tại Djibouti thuộc khu vực Sừng châu Phi.

Thế giới - Bên trong căn cứ quân sự của Trung Quốc  tại châu Phi

Lính Trung Quốc trên tàu chiến tại Djibouti. 

 

“Đợt diễn tập sẽ giúp xây dựng mô hình huấn luyện mới cho đơn vị đồn trú hải ngoại. Đây là lần đầu tiên binh sĩ tại Djibouti rời căn cứ tham gia huấn luyện tác chiến”, chỉ huy căn cứ Liang Yang nói về hoạt động tập trận. Chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin, chuyên viên nghiên cứu cấp cao tại viện Nghiên cứu Viễn Đông thuộc viện Khoa học Nga đánh giá, Trung Quốc đang tích cực gia cố căn cứ quân sự tại Djibouti. Điều đó được thể hiện qua cuộc tập trận chỉ diễn ra 2 tháng sau khi Bắc Kinh khai trương căn cứ này. Qua đó cho thấy, Bắc Kinh đang có quyết tâm hiện diện lâu dài tại khu vực này.

Chuyên gia nhấn mạnh một thực tế, cơ sở quân sự mới của Trung Quốc ở một quốc gia nhỏ bé của châu Phi ngày càng giống một “pháo đài”.

“Dựa vào những thông tin đã được công bố, tôi thấy thực thể mà Trung Quốc xây dựng ở Djibouti có hình dạng của một pháo đài kiên cố, bao quanh là những bức tường lớn, với lính gác nghiêm ngặt và các cổng an ninh được gia cố công phu, vững chãi. Chưa hết, còn có hai lớp rào bằng bê tông chạy song song ở vòng ngoài của các bức tường”, ông Kashin nói.

Chuyên gia lưu ý, các bức tường dường như được thiết kế theo phong cách của tường thành thời trung cổ với đường hầm bên trong cho phép các binh sĩ khai hỏa trong trường hợp có kẻ thù tấn công.

Theo chuyên gia Kashin, Trung Quốc đã áp dụng bài học rút ra từ các chiến dịch quân sự gần đây tại Iraq và Syria, nơi xe ô tô và các phương tiện bọc thép mang theo thuốc nổ trở thành phương tiện chính để khủng bố tấn công các vị trí kiên cố.

“Căn cứ của Trung Quốc được chuẩn bị một cách chính xác cho kịch bản xấu nhất có thể xảy ra tình trạng hỗn loạn ở nước sở tại khi các nhóm cực đoan nổi dậy tấn công vào chính quyền”, ông Kashin, giải thích thêm rằng cơ sở vật chất tại căn cứ đều được xây dựng theo hướng nhằm đối phó với một cuộc vây hãm kéo dài.

Thêm vào đó, căn cứ này còn có một đường bay cho máy bay lên thẳng dài 400m, được thiết kế để nhận các container chở hàng thả theo dù xuống từ máy bay vận tải. “Do vậy, căn cứ có thể nhận được viện trợ bằng đường hàng không trong trường hợp bị bao vây, khi mà sân bay ở Djibouti không hoạt động được”, chuyên gia làm rõ.

Thế giới - Bên trong căn cứ quân sự của Trung Quốc  tại châu Phi (Hình 2).

Djibouti nhìn từ trên cao. 

 

Ông Kashin nhấn mạnh, tất cả hạ tầng thiết yếu phục vụ cho binh sĩ và tàu Trung Quốc tới thăm căn cứ đều được đặt ở trong khu vực được gia cố kỹ lưỡng. Nó bao gồm một bến đỗ có khả năng nhận 2-3 tàu chiến lớn (tàu khu trục lớn và nhỏ), đồng thời còn có kho chứa nhiên liệu, nước và các mặt hàng thô, khu nhà ở, trụ sở chỉ huy, kho chứa trang thiết bị quân sự, cùng các địa điểm tổ chức các cuộc họp và những sự kiện lớn. Căn cứ cũng được xây dựng với nhiều thiết kế dưới lòng đất, chuyên gia cho hay.

Việc lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc được trang bị trực thăng hạng nặng Z-8F sẽ cho phép Bắc Kinh tiến hành các nhiệm vụ quân sự đặc biệt tại căn cứ, ví dụ như giải cứu tàu bị cướp biển bắt, trong bán kính vài trăm km và sơ tán các binh sĩ bị thương từ các tàu chiến Trung Quốc đang hoạt động ở khu vực Sừng châu Phi.

Trước đó, truyền thông đưa tin, căn cứ sẽ được bảo vệ bởi một đại đội hải quân có trang bị các phương tiện chiến đấu bọc thép, vũ khí hạng nhẹ và hệ thống chống tăng. Ngoài ra, tàu chiến cũng luôn túc trực ở gần khu căn cứ để hỗ trợ công tác phòng thủ đối với cơ sở hạ tầng trong khu vực.

Như vậy, Trung Quốc đang quyết tâm xây dựng một hệ thống phòng thủ kiên cố nhất có thể tại Djibouti, căn cứ đầu tiên ở nước ngoài của Bắc Kinh. Từ đó, Trung Quốc có thể vươn rộng tầm ảnh hưởng thông qua ý chí hiện diện dài lâu không chỉ ở Djibouti hay khu vực Sừng châu Phi, chuyên gia kết luận.

Xem thêm: 

D.T

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.