Bên trong đền Quán Thánh, một trong bốn ngôi đền “Thăng Long Tứ Trấn”

Bên trong đền Quán Thánh, một trong bốn ngôi đền “Thăng Long Tứ Trấn”

Nguyễn Hữu Thắng

Nguyễn Hữu Thắng

Thứ 3, 29/09/2020 10:00

Đền Quán Thánh là một trong bốn “Thăng Long Tứ Trấn” danh bất hư truyền. Hiện nay, đền Quán Thánh là một trong những điểm đến không thể thiếu với du khách trong và ngoài nước.

Văn hoá - Bên trong đền Quán Thánh, một trong bốn ngôi đền “Thăng Long Tứ Trấn”

Đền Quán Thánh nằm góc đường Cổ Ngư xưa (nay là đường Thanh Niên, phường Quán Thánh, quận Ba Đình), trải qua hơn nghìn năm nơi đây được mệnh danh là Bắc Kỳ đệ nhất danh thắng” (tức danh thắng thứ nhất Bắc Kỳ).

Văn hoá - Bên trong đền Quán Thánh, một trong bốn ngôi đền “Thăng Long Tứ Trấn” (Hình 2).

Theo truyền thuyết, quán Trấn Vũ (tên nguyên thủy của đền Quán Thánh) có từ lâu đời, trước cả khi vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long.

Văn hoá - Bên trong đền Quán Thánh, một trong bốn ngôi đền “Thăng Long Tứ Trấn” (Hình 3).

Đền Quán Thánh thờ thần Huyền Thiên Trấn Vũ, vị thần trong hệ thần Đạo giáo Trung Quốc, sau khi du nhập vào nước ta, hình tượng Trấn Vũ đã được Việt hóa và trở thành vị thần trấn giữ phương Bắc (trong Thăng Long Tứ trấn), đồng thời được chuyển hóa thành vị thần chống lụt và trị thủy.

Văn hoá - Bên trong đền Quán Thánh, một trong bốn ngôi đền “Thăng Long Tứ Trấn” (Hình 4).

Điều đặc biệt ở đền Quán Thánh, ở hậu cung đặt pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ được đúc vào năm 1677. Vị quan trực tiếp chỉ huy đúc tượng Thánh Huyền thiên Trấn Vũ là Vũ Công Chấn.

Văn hoá - Bên trong đền Quán Thánh, một trong bốn ngôi đền “Thăng Long Tứ Trấn” (Hình 5).

Bức tượng đồng đen Huyền Thiên Trấn Vũ cao 3,96 m, nặng 4 tấn. Tượng có đầu tròn, đội mũ ni, tai to, khuôn mặt đầy đặn với đôi mắt mở to, mũi cân phân, miệng ngậm, râu dài… toát lên thần thái uy nghi.

Văn hoá - Bên trong đền Quán Thánh, một trong bốn ngôi đền “Thăng Long Tứ Trấn” (Hình 6).

Tượng có khuôn mặt vuông chữ điền nghiêm nghị nhưng bình thản, hiền hậu với đôi mắt nhìn thẳng, râu dài, tóc xoã không đội mũ, mặc áo đạo sĩ ngồi trên bục đá với hai bàn chân để trần. Bàn tay trái của tượng đưa lên ngang ngực bắt ấn thuyết pháp, bàn tay phải úp lên đốc kiếm, kiếm chống trên lưng rùa nằm giữa hai bàn chân, quanh lưỡi kiếm có con rắn quấn từ dưới lên trên. Rùa, rắn và kiếm là biểu trưng của Huyền Thiên Trấn Vũ.

Văn hoá - Bên trong đền Quán Thánh, một trong bốn ngôi đền “Thăng Long Tứ Trấn” (Hình 7).

Pho tượng được công nhận là bảo vật quốc gia tháng 12/2016.

Văn hoá - Bên trong đền Quán Thánh, một trong bốn ngôi đền “Thăng Long Tứ Trấn” (Hình 8).

Ngoài pho tượng đồng nổi tiếng trên, đền Quán Thánh còn có những đồ vật bằng đồng rất lớn khác: Chiếc khánh đồng từ thời Tây Sơn, đôi đèn bằng đồng chạm trổ rất cầu kỳ, cùng vạc đồng, lư hương đồng…

Văn hoá - Bên trong đền Quán Thánh, một trong bốn ngôi đền “Thăng Long Tứ Trấn” (Hình 9).

Chiếc Khánh đồng được đúc vào thế kỷ thứ XVII - XVIII.

Văn hoá - Bên trong đền Quán Thánh, một trong bốn ngôi đền “Thăng Long Tứ Trấn” (Hình 10).

Bên ngoài có 2 pho tượng voi phục tại sân chầu.

Văn hoá - Bên trong đền Quán Thánh, một trong bốn ngôi đền “Thăng Long Tứ Trấn” (Hình 11).

Đền Quán Thánh Khách là một trong tứ trấn Thăng Long, là một điểm đến không thể thiếu với những người khách nước ngoài khi đặt chân tới Hà Nội.

Văn hoá - Bên trong đền Quán Thánh, một trong bốn ngôi đền “Thăng Long Tứ Trấn” (Hình 12).

Với lịch sử khởi nguồn, kiến trúc nghệ thuật độc đáo, những bảo vật quý giá và cả những truyền thuyết kỳ bí, đền Quán Thánh là một trong Thăng Long tứ trấn danh bất hư truyền trên mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.