Bệnh án tâm thần giả: Ngoài trốn tội còn gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước

Bệnh án tâm thần giả: Ngoài trốn tội còn gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước

Duong Quang Sơn

Duong Quang Sơn

Thứ 3, 14/08/2018 19:44

Ngoài việc các đối tượng làm giả bệnh án tâm thần để chạy tội, thì ngân sách Nhà nước cũng phải chi trả một nguồn tiền cho việc cấp phát thuốc cho những đối tượng không đáng được thụ hưởng.

Thiếu tá Nguyễn Anh Dũng, Phó Trưởng Công an thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) cho rằng, sẽ có nhiều hệ lụy từ việc các đối tượng làm giả hồ sơ tâm thần, trong đó ngân sách Nhà nước phải chi trả chế độ cho những người này.

Theo chia sẻ của Thiếu tá Dũng, trên địa bàn chưa có vụ án nào liên quan đến việc các đối tượng xấu lợi dụng giấy chứng nhận tâm thần hoặc hồ sơ tâm thần để trốn tội.

Góc nhìn luật gia - Bệnh án tâm thần giả: Ngoài trốn tội còn gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước

Hai cán bộ bệnh viện bị bắt vì liên quan đến làm giả bệnh án tâm thần

Vừa qua có một số thông tin đăng tải về vụ việc làm giả hồ sơ tâm thần ở Hà Nội, theo Thiếu tá Dũng, những đối tượng tiếp tay sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Những cán bộ của bệnh viện có thể sẽ bị khởi tố về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, cũng có thể bị khởi tố về tội danh làm giả giấy tờ của cơ quan tổ chức. Tuy nhiên, những việc làm của những cán bộ này sẽ gây khó khăn cho công tác điều tra đặc biệt đối với các đối tượng cộm cán.

Tuy nhiên theo Thiếu tá Dũng, có những đối tượng có bệnh án, có hồ sơ bệnh tâm thần nhưng chưa chắc đã được miễn trách nhiệm hình sự. “Việc giám định tâm thần với một đối tượng phạm tội phải căn cứ vào nhiều yếu tố và phải có thời gian theo dõi.

Căn cứ vào tiền sử bệnh của bản thân, của những người thân thích, theo dõi qua bệnh án, và đặc biệt phải theo dõi thực tế tại bệnh viện đến 1 tháng để có thể kết luận người đó có bệnh hay không”, Thiếu tá Dũng chia sẻ.

Nhìn nhận về việc có một số đối tượng vi phạm pháp luật và có hành vi móc ngoặc với một số cán bộ bệnh viện để làm giả hồ sơ tâm thần, Thiếu tá Dũng cho rằng, việc này cũng “không tránh được”. Đối tượng lợi dụng mua giấy chứng nhận tâm thần để hòng thoát tội, nhưng ngược lại cán bộ lợi dụng việc đấy để bán lấy tiền thu lợi. Có những trường hợp đã mua được sổ tâm thần thì họ lại kết nối được với các trung tâm giám định tâm thần để hoàn thiện thủ tục kiểm tra tâm thần.

Một vấn đề mà Thiếu tá Dũng cũng đặt ra trong việc làm giả hồ sơ tâm thần, đó là ngoài việc các đối tượng lợi dụng để “chạy tội” thì đây cũng là hành vi trục lợi chính sách. Những đối tượng chạy được bệnh án tâm thần thì có sổ tâm thần, Nhà nước phải trả tiền trợ cấp hàng tháng và các chế độ với người tâm thần. Đây cũng là một bất cập mà nếu không làm kỹ từ khâu đầu tiên của quy trình thì ngân sách Nhà nước sẽ phải chi trả cho những đối tượng không đáng được thụ hưởng.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.