Bệnh án tâm thần giả: Xử lý nghiêm các đối tượng tiếp tay

Bệnh án tâm thần giả: Xử lý nghiêm các đối tượng tiếp tay

Duong Quang Sơn

Duong Quang Sơn

Thứ 7, 11/08/2018 11:44

Rất nhiều vụ án, các bị cáo trưng ra được hồ sơ bệnh án tâm thần. Nhưng khi công an đưa đối tượng đi giám định thì không có bệnh. Nhiều chuyên gia cho rằng, phải quản lý chặt từ khâu làm hồ sơ, bệnh án.

Quy định nhân văn bị lợi dụng

Luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn luật sư Hà Nội) cho biết, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện. Nếu người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, nếu kết luận đối tượng bị bệnh tâm thần làm mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự. Khi đó, vụ án sẽ được đình chỉ và đối tượng sẽ bị áp dụng biện pháp chữa bệnh bắt buộc.

An ninh - Hình sự - Bệnh án tâm thần giả: Xử lý nghiêm các đối tượng tiếp tay

Nhiều đối tượng làm giả hồ sơ bệnh tâm thần.

Chính vì kẽ hở đó, nhiều đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật đã tìm cách “kiếm” cho mình một bộ hồ sơ tâm thần để có thể trốn tránh trách nhiệm hình sự. Thực tế, công an đã triệt phá nhiều vụ án liên quan đến những vụ việc về làm giả hồ sơ bệnh án bệnh tâm thần.

Theo quy định pháp luật hiện hành, khi xác định đối tượng phạm tội bị bệnh tâm thần, hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi thì đây là tình tiết giảm nhẹ hình phạt khi đưa ra xét xử được quy định tại điểm q, Khoản 1, Điều 51, BLHS “Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình”.

Đối với các đối tượng phạm tội đặc biệt nghiêm trọng có khung hình phạt cao nhất đến tử hình như tội Giết người, nếu có căn cứ xác định khi phạm tội có bệnh tâm thần làm hạn chế khả năng nhận thức, điều khiển hành vi thì thực tế hiện nay thường được Tòa án giảm nhẹ hình phạt, không áp dụng hình phạt tử hình.

Ngoài ra, theo quy định nhân văn của pháp luật, khi được xác định là tâm thần thì bị cáo không phải áp dụng hình phạt tù. BLHS có quy định về thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù. Nếu bệnh tâm thần ổn định, đối tượng tiếp tục được cơ quan điều tra phục hồi điều tra xử lý theo thủ tục tố tụng chung. Khi đó, thời gian chữa bệnh sẽ được trừ vào thời gian chấp hành án phạt tù sau này khi Tòa tuyên án.

Nhiều trường hợp, đối tượng được Tòa tuyên bằng thời gian điều trị chữa bệnh. Chính vì những quy định có tính chất nhân văn như nêu trên mà có nhiều đối tượng, nhiều cán bộ y tế, công an vì cái lợi trước mắt đã tiếp tay giúp những kẻ phạm tội lách luật… Nếu bị phát hiện, chắc chắn sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định hiện hành của pháp luật.

Xử nghiêm để hạn chế việc tiếp tay, làm giả

Nhìn nhận vấn đề làm giả hồ sơ bệnh án tâm thần để được cấp giấy chứng nhận tâm thần, luật gia Nguyễn Đức Hùng cho rằng, các quy định hiện hành thể hiện tính nhân văn đối với người thực sự bị bệnh tâm thần. Tuy nhiên vì nhiều lý do mà vẫn có một số cán bộ, người thực thi công vụ lợi dụng “giúp đỡ tiếp tay” để trục lợi. Nếu bị phát hiện, những đối tượng này sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định hiện hành.

An ninh - Hình sự - Bệnh án tâm thần giả: Xử lý nghiêm các đối tượng tiếp tay (Hình 2).

Nhiều đối tượng gây án rồi giả thần kinh.

Theo luật gia Hùng, BLHS 2015 cũng đã quy định rõ về việc xử lý đối với những người làm công tác giám định làm giả hồ sơ tâm thần. Điều 382 quy định, người làm công tác giám định tâm thần nếu cố tình cung cấp sai sự thật tài liệu, khai báo gian dối dẫn đến việc kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm thì có thể bị phạt tù từ 3-7 năm, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm.

Nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, người thực hiện hành vi còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo Điều 356, BLHS 2015 với khung hình phạt lên đến 15 năm tù.

Ngoài ra, những đối tượng này còn có thể bị xử lý hình sự về tội Giả mạo trong công tác quy định tại Điều 359, BLHS 2015.

Theo đó, người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi: Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu; Làm, cấp giấy tờ giả; Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn thì bị phạt tù từ 1-5 năm... Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 11 giấy tờ giả trở lên thì bị phạt tù từ 12- 20 năm.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.