Dưới đây là bệnh án thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và cột sống cổ bằng y học cổ truyền của 2 bệnh nhân đã thăm khám và điều trị tại nhà thuốc Tâm Minh Đường ở Hà Nội.
Bệnh án thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng theo y học cổ truyền
Các bệnh lý liên quan tới xương khớp, trong đó có bệnh thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng được coi là dễ gặp nhất. Căn bệnh này khá nguy hiểm, nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây những ảnh hưởng đến khả năng đi lại và làm việc của người bệnh.
Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất không thể không nhắc tới đó là người bệnh rơi vào tình trạng bại liệt, phải đối mặt với việc nằm một chỗ cả đời, phải có người chăm sóc từ việc ăn, mặc quần áo và đi vệ sinh...
Sau đây sẽ là phần bệnh án thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng theo y học cổ truyền của một bệnh nhân người Phú Thọ đã được thăm khám và điều trị tại phòng khám Tâm Minh Đường.
Phần hành chính
- Họ tên bệnh nhân: Hoàng Đức Khoa
- Nam giới – 45 tuổi sinh sống và làm việc tại Việt Trì, Phú Thọ
- Công việc: Lái xe ô tô đường dài Bắc - Nam
- Ngày thăm khám: 25/9/2017
- Lý do khám: Đau nhức vùng lưng, mông, đùi... Cơn đau khiến bệnh nhân luôn trong trạng thái mệt mỏi và khó chịu.
Bệnh sử
Bệnh sử
Bệnh khởi phát cách đây 15 ngày sau khi bệnh nhân kết thúc chuyến lái xe của mình, khi về nhà thấy đau tê vùng lưng và mông phải. Đau liên tục kéo dài vùng thắt lưng và mông, đau tăng lên khi đi lại, thời tiết thay đổi khiến bệnh nhân không đủ tự tin để ngồi lái xe. Anh Khoa đã có lên trạm xá khám và được phát sử dụng các loại thuốc Tây y về uống nhưng không đỡ.
Tiền sử
Bản thân
+ Thoái hóa cột sống thắt lưng 3 năm nay.
+ Không có tiền sử viêm loét dạ dày tá tràng.
Khám bệnh
- Đau vùng thắt lưng vùng L3, L4, L5
- Đau nhiều nhất là ở mông phải, ấn vào là thấy đau
- Mặt ngoài đùi, cẳng chân, các ngón chân tê mỏi
- Đi mạnh là đau nhức, vận động khó khăn, khi ngủ phải nằm nghiêng bên trái, trở người nhiều vùng thắt lưng gần mông bị đau, chân khó duỗi thẳng, việc đi đại tiểu cũng gặp khó khăn.
Chẩn đoán
Sau khi khám về hệ hô hấp cũng như tim mạch và các cơ quan khác thì cho kết quả bình thường, bệnh nhân vẫn tiếp xúc tốt, mọi thứ đều ổn.
Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L3 - L4 - L5 chèn ép cột thần kinh cùng mức 2 bên, phình đĩa đệm L5 - S1 gây nên những cơn đau nhức mà bao lâu nay bệnh nhân phải chịu đựng.
Điều trị
- Bệnh nhân được châm cứu và bấm huyệt miễn phí
- Hướng dẫn tập luyện các bài vật lý trị liệu riêng biệt
- Khuyên bệnh nhân chú ý đến quá trình ăn uống hàng ngày
- Sử dụng liệu trình điều trị bằng bài thuốc An Cốt Nam
Bệnh án thoát vị đĩa đệm cột sống cổ theo y học cổ truyền
Phần hành chính
- Bệnh 50 tuổi (giấu tên), buôn bán tại nhà
- Ngày nhập viện: 12/8/2017
- Bị thoát vị đĩa đệm đã hơn 4 năm, đã điều trị rất nhiều bằng thuốc Tây mà tình bệnh không thuyên giảm, cơn đau nhức nặng hơn khiến người bệnh phải lập tức nhập viện.
Bệnh sử: Bệnh nhân đau cách ngày làm bệnh án 25 ngày, đau, tê cơ ở cổ, cổ khó xoay, khi xoay thì đau nhức, đau lan xuống vùng vai gáy, cánh tay và bàn tay, chóng mặt ù tai, mắt mở từng cơn, đỏ mặt đột ngột, huyết áp hạ, đau ngực, vã mồ hôi và khó nuốt do thực quản bị chèn ép.
Phân tích:
Từ những thông tin được đề cập trong bệnh án thoát vị đĩa đệm cột sống cổ cùng với việc thăm khám của bác sĩ chuyên khoa, từ đó có thể đưa ra kết luận như sau:
- Người bệnh bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ giai đoạn 2, quá trình thoái hóa của cột sống cổ khiến các đĩa đệm bị lồi, nhân nhầy thoát ra ngoài chèn ép lên ống và rễ dây thần kinh gây đau nhức, cứng cổ và vùng vai gáy.
- Việc người bệnh sử dụng quá nhiều thuốc Tây nên dẫn tới tình trạng nhờn thuốc, nên càng uống cơ thể càng mệt mỏi và thuốc trở nên vô tác dụng.
Điều trị:
- Với trường hợp này, bệnh nhân phải điều trị kết hợp đồng thời nhiều biện pháp khác nhau: Sử dụng bài thuốc An Cốt Nam đặc trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ kết hợp với châm cứu, bấm huyệt, vật lý trị liệu phục hồi chức năng.
- Bên cạnh đó là nghỉ ngơi, bồi dưỡng sức khỏe
- Trường hợp không đáp ứng được bệnh thì phải phẫu thuật
Bệnh án thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và cột sống cổ theo y học cổ truyền trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối người bệnh không được tự áp dụng điều trị. Mọi can thiệp đều cần sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Tuấn Anh