Bệnh gút có ăn được đậu hũ không?
Đậu hũ là một chế phẩm làm từ đậu nành nên hầu hết tất cả hàm lượng dinh dưỡng có trong đậu nành đều thể hiện đầy đủ trong đậu hũ. Cụ thể, trong 100gr đậu hũ chứa 145 kcal, 3% vitamin A, 68% canxi, 15% sắt…
Ưu điểm của đậu hũ có thể liệt kê thành 3 điểm, bao gồm: Giàu Omega-3, dồi dào vitamin D và chất béo bão hòa thấp. Nếu ăn thực phẩm này đúng cách, hoàn toàn có thể hỗ trợ phòng ngừa được nhiều căn bệnh nguy hiểm, như tiểu đường, ung thư, tim mạch...
Tốt cho sức khỏe là vậy, nhưng liệu người bị bệnh gút có ăn được đậu hũ không? Bởi trong đậu hũ hàm lượng đạm cực lớn. Đạm lại là yếu tố hàng đầu gây nên bệnh gút và cũng là một trong những nhóm chất dinh dưỡng người bệnh phải kiêng cữ, để hạn chế tối đa sự tiến triển của bệnh.
Về vấn đề này, trước đây có khá nhiều quan điểm. Có người (thậm chí là chuyên gia, bác sỹ) cho rằng đậu hũ không phải là món ăn dành cho người bị gút, vì như đã phân tích ở trên, đạm nhiều sẽ khiến gút diễn tiến nặng nề hơn. Tuy nhiên, trái ngược với quan điểm này, ngày nay các nghiên cứu trên thế giới đã có những nhìn nhận khác, có thể gọi là “minh oan” cho đậu hũ.
Với câu hỏi bệnh gút có ăn được đậu hũ không, theo một số nhóm nghiên cứu đã chỉ ra, thì việc ăn đậu hũ không hề ảnh hưởng gì đến bệnh gút. Theo đó, các bác sỹ - chuyên gia tại Đại học Quốc gia Singapore cho rằng, protein có trong đậu hũ khác hoàn toàn với protein động vật. Khác biệt thể hiện ở cấu trúc hóa học, số lượng và trình tự sắp xếp các axit amin.
Như vậy, không có lý do gì đậu hũ lại gây tiêu cực cho bệnh gút như các loại đạm động vật. Vì thế, người bệnh chỉ cần kiêng thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản thay vì các sản phẩm từ đậu nành, đậu hũ – theo chia sẻ của Tiến sỹ Teng Gim Gee.
Kết luận: Bệnh gút có thể ăn được đậu hũ, nhưng với liều lượng vừa phải. Không nên ăn quá nhiều có thể khiến sức khỏe ảnh hưởng như chướng bụng, đầy hơi… Tuy nhiên, những người vừa bị gút vừa bị các bệnh sau nên kiêng đậu hũ, bởi thực phẩm này không tốt cho người bệnh thận, người bị thiếu i-ốt, người bị suy giảm sinh lý nam, hay bị rối loạn tiêu hóa.
Cách chế biến đậu hũ tốt cho người bị bệnh gút
Mặc dù đậu hũ có thể sử dụng cho người bệnh, nhưng bạn phải biết cách chế biến và tiêu thụ thực phẩm này, có như vậy mới đảm bảo an toàn toàn diện. Cụ thể:
- Không nên ăn đậu hũ vượt quá chỉ tiêu 200gr/1 ngày.
- Không nên chiên xào đậu hũ nhiều dầu mỡ, cách tốt nhất là sử dụng phương pháp chế biến luộc, hấp, nấu canh, nướng.
- Bị gút ăn được đậu hũ, nhưng bạn nên ăn kèm với các món ít purine khác như rau củ, trái cây. Cần tránh ăn chung với súp lơ, măng tây, ngũ cốc nguyên hạt vì chúng chứa nhiều purine.
- Các chế phẩm từ đậu nành bạn cũng có thể dùng để thay đổi khẩu vị, chẳng hạn như sữa đậu nành, đậu non…
Ngoài các lưu ý về cách chế biến đậu hũ, người bệnh cũng cần xây dựng lại toàn bộ thực đơn dinh dưỡng, đảm bảo tính khoa học, hợp lý và đầy đủ dưỡng chất. Bên cạnh đó, bạn cũng nên sử dụng thuốc điều trị theo đúng phác đồ của bác sỹ, kết hợp dùng thêm viên uống xương khớp Aria chiết xuất từ thảo dược.
Aria là viên uống hỗ trợ điều trị hiệu quả đau nhức xương khớp do gout, hiện đang được nhiều người tin dùng và cho đánh giá khả quan. Bạn có thể truy cập website SIEUTHISONGKHOE.COM để tìm hiểu thêm về sản phẩm, hoặc gọi đến hotline 0888 533 350 nhận tư vấn trực tiếp.
Ngoài vấn đề bệnh gút có ăn được đậu hũ không. Nếu bạn có câu hỏi nào khác liên quan, vui gọi vào 088 533 350 để được tư vấn miễn phí.
Minh Anh