Vậy đâu là những dấu hiệu cho thấy bạn đang bị gút hoành hành? Đâu là biểu hiện cảnh báo bệnh gút của bạn đang trở nên trầm trọng?
Biểu hiện thường gặp của bệnh gút
Thời gian đầu, người bệnh có thể không nhận thấy bất cứ vấn đề gì về sức khỏe khi bị gút, mà chỉ có thể nhận biết khi đi xét nghiệm cho kết quả nồng độ acid uric trong máu cao bất thường. Cũng chính vì thế, nhiều người có nguy cơ bị gút hoặc mới bắt đầu bị gút không biết mình đang mang căn bệnh nguy hiểm này, và cứ tiếp tục lối sống thiếu lành mạnh, dẫn đến gút phát triển nhanh, nặng nề.
Sau đó một thời gian, khi không được điều trị sớm, gút sẽ biểu hiện rõ nét qua các dấu hiệu như:
- Đầu tiên ngón cái sẽ đau nhức, sưng đỏ, ấm nóng trước và tiếp đó cơn sưng đau sẽ lan sang các khớp phổ biến khác, bao gồm: Khớp bàn chân, khớp mắt cá chân, khớp đầu gối, khớp cổ tay, khớp khuỷu tay, khớp nhỏ ngón tay… Xung quanh vùng khớp bị sưng viêm, da hơi tía hoặc đỏ, nhìn giống như bị nhiễm trùng.
- Cơn đau thường bùng phát mạnh vào ban đêm lên đến vài giờ liên tục, đôi khi chỉ cần chạm nhẹ vào tấm ga trường cũng thấy nhức nhối không chịu nổi, các cử động bị giới hạn. Cứ vậy người bệnh sẽ bị đau nhức trong khoảng 2-7 ngày với sự gia tăng đột biến, và từ từ gút lại giảm hẳn. Lúc này, bạn có thể quan sát thấy vùng da quanh khớp ngứa, tróc ra và hơi đau.
Thực hiện điều trị hoặc phòng ngừa bệnh gút ngay khi phất hiện các biểu hiện này:
- Một, gút sẽ biểu hiện qua những cơn đau cấp tính, chúng đến nhanh và giảm sau khoảng 1 tuần hoành hành. Trong vòng 1-3 năm, cơn gút này sẽ liên tục tái phát, dựa vào tình trạng sức khỏe của bạn và lối sống. Chẳng hạn người bệnh sẽ bị đau ngay sau khi ăn nhậu với nhiều bia rượu và hải sản.
- Hai, nếu giai đoạn đầu bị gút, bạn không chủ động điều trị sớm, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn sau ở thể nặng, lúc này các cơn đau gút có thể làm tổn thương trầm trọng lên khớp xương, khiến bệnh nhân mất khả năng vận động, xuất hiện các cục tophi, lâu dần có thể hoại chi, bại liệt…
Làm sao để hạn chế các triệu chứng do gút gây ra?
Phần 1 chúng ta đã hiểu cơ bản về các dấu hiệu của bệnh gút. Phần 2 sau đây, bạn sẽ được cung cấp thêm kiến thức về cách làm giảm các triệu chứng và phương pháp hỗ trợ điều trị gút hiệu quả được các chuyên gia, bác sỹ đầu ngành khuyên thực hiện:
- Thừa cân, béo phì có thể gây ra gút hoặc khiến gút nặng nề hơn. Do đó, đầu tiên bạn cần giảm cân. Khi giảm cân, nồng độ acid uric cũng sẽ được giảm theo, điều này đồng nghĩa với các cơn gút cấp sẽ được kiểm soát ở mức thấp nhất.
- Kiêng ăn các thực phẩm giàu đạm, nhiều purin. Uống nhiều nước từ 2-3 lít/ngày để tăng đào thải acid uric qua đường nước tiểu.
- Rượu bia cũng là tác nhân khiến gút trầm trọng hơn, vì uống quá nhiều bia rượu khiến cơ thể sản sinh acid lactic. Khi cơ thể dư thừa acid lactic và acid uric, chúng sẽ tranh chấp đào thải ra ngoài, từ đó khiến lượng acid uric bị ứ đọng nhiều hơn do quá trình đào thải bị gián đoạn.
- Tránh sự thay đổi đột ngột của cơ thể, không làm cơ thể bị sốc trước bất cứ tác nhân nào, chẳng hạn như tắm nước lạnh khi trời nóng bức.
- Sử dụng thêm viên uống thảo dược xương khớp Aria - công thức Nhật Bản hỗ trợ điều trị hiệu quả đau nhức xương khớp do gút, theo cơ chế: Giảm đau, tiêu viêm, đào thải acid uric, phục hồi.
Người bệnh có thể liên hệ SIEUTHISONGKHOE.COM hoặc hotline 0888 533 350 để nhận tư vấn về sản phẩm, cũng như được hướng dẫn cách sử dụng an toàn.
Trang Nguyễn