Ma cà rồng là một sinh vật huyền thoại trong văn học thường được miêu tả là xác người chết sống dậy và tồn tại được nhờ máu của người hoặc máu động vật, chúng có sức mạnh và có nhiều khả năng biến đổi kỳ lạ.
Trong dân gian châu Âu lưu truyền những câu chuyện về ma cà rồng, tiếng Pháp gọi là Vampire đêm đêm sống lại gọi tên vật chủ và uống máu họ.
Thời Ai Cập cổ, nữ thần Sekhmet trong huyền thoại cũng trở nên cuồng khát máu sau khi sát sinh và chỉ thỏa mãn khi uống rượu cồn màu máu.
Đến năm 1897, cuốn tiểu thuyết kinh điển "Dracula" của nhà văn Bram Stoker ra đời với nhân vật chính là Bá tước Dracula - một ma cà rồng dựa trên nhân vật có thật trong lịch sử chính là Vlad Tepes III, càng khiến niềm tin rằng ma cà rồng là sinh vật có thật.
Năm 2006, Từ Minh – một chàng trai bình thường đã bị căn bệnh quái ác này giày vò 4 năm.
Từ Minh đến bệnh viện trong tình trạng da và mắt ngả vàng, nhất là hễ ra nắng da sẽ bị dị ứng, sưng đỏ trên diện rộng, sau đó nổi bọng nước, cuối cùng để lại sẹo loang lổ.
Sau nhiều lần phẫu thuật, bệnh của anh đã thuyên giảm nhưng Từ Minh không thể ra nắng, anh chỉ có thể ở trong nhà.
Cuối năm 2008, bệnh trạng lại xuất hiện, bệnh viện tiến hành phẫu thuật lần thứ 5vì nghi anh bị chứng tắc ruột.
Cuối cùng câu trả lời chính xác cũng được đưa ra, GS.TS. Lưu Viễn Thọ, người từng du học ở châu Âu nhiều năm đã chẩn đoán Từ Minh đã nhiễm bệnh porphyria hay còn có tên gọi khác là bệnh "ma cà rồng".
Sau khi truyền máu 2 lần và cho dùng thuốc, các triệu chứng của từ Minh giảm rõ rệt. Tuy vậy, vì porphyria có tính di truyền nên lo lắng hướng vào con trai Từ Minh.
Porphyria - căn bệnh kỳ bí, cho tới nay vẫn là một dấu hỏi với nền y học thế giới.
Ngược lại quá khứ, năm 1963, một bác sĩ người Anh có tên Lee Illis đã giải thích về hiện tượng này là do chứng rối loạn di truyền chuyển hóa porphyria.
Đây là một chứng bệnh cực hiếm sinh ra do sự mất cân bằng trong sản sinh heme - một sắc tố giàu chất sắt trong máu.
Bình thường không có gì khác lạ, nhưng khi phát bệnh, người bị porphyria sẽ rất sợ ánh sáng, luôn lẩn trốn trong bóng tối vì khi tiếp xúc với ánh sáng, hemoglobin trong máu bị phân hủy dưới tác động của tia tử ngoại khiến họ đau đớn.
Không chỉ vậy, ngoại hình của họ có sự biến đổi lớn như móng chân, móng tay phát triển hơn bình thường, lớp da quanh môi co mỏng khiến răng lộ ra trông giống răng sói, làn da nhạy cảm đến mức có thể chảy máu nếu đứng ngoài trời nắng.
Thậm chí có một số nhà khoa học còn cho rằng những người bệnh rất nặng sẽ luôn cảm thấy cần máu và sẵn sàng uống máu tươi để giảm bớt đau đớn của mình.
Barry Paw, cho biết: "Đột biến mới phát hiện này cho thấy sự phức tạp trong hệ thống gene - nền tảng của quá trình trao đổi heme - sẽ là chìa khóa cho việc phát hiện nguyên nhân chính xác gây bệnh porphyria từ đó có thể mở ra phương pháp điều trị cho căn bệnh này trong tương lai".
Theo các giáo sư chuyên nghiên cứu về porphyria, hiện trên thế giới tỷ lệ mắc bệnh vào khoảng 1/200.000 hoặc có thể nhiều hơn, như ở Đức là 1/10.000.
Dùng ma túy, chất kích thích, thường xuyên lo lắng, đói, mệt mỏi đều là những nguyên nhân khiến bệnh phát sinh.
Hiện trên thế giới vẫn chưa có phương pháp điều trị tận gốc porphyria ngoài cách truyền máu vào tĩnh mạch cho bệnh nhân trong những trường hợp kịch phát và điều trị bằng gene để giảm số lần tái phát.
Minh Anh