Bệnh lạ: Bào thai đá và bí ẩn sau con số 300

Bệnh lạ: Bào thai đá và bí ẩn sau con số 300

Nguyễn Minh Anh

Nguyễn Minh Anh

Thứ 5, 16/01/2020 05:00

Mang thai đá là một trường hợp y khoa cực kỳ hiếm gặp với tỷ lệ mắc bệnh là 1/100.000 sản phụ.

Năm 2014, y học thế giới xôn xao về một cụ bà Estela Meléndez 90 tuổi sống tại thị trấn nhỏ La Boca ở Chile mang thai, nhưng điều phi lý hơn đó lại là một bào thai đá. Các bác sĩ cho rằng, bào thai này có thể được hình thành cách thời điểm của bà cụ khám là 50 năm.

Kết quả siêu âm cho thấy bào thai đã chết lưu trong quá trình mang thai, nặng 2 kg và nằm ngoài tử cung của bà cụ.

Sức khỏe - Bệnh lạ: Bào thai đá và bí ẩn sau con số 300

Cụ bà Estela Melendez.

Được biết cụ bà Meléndez đã kết hôn cách đây 74 năm. Chồng bà, Manuel González qua đời hồi tháng 1/2015 ở tuổi 91. Cụ bà Meléndez cho biết, một trong những điều bà hối tiếc nhất là tuy kết hôn nhiều năm nhưng hai vợ chồng vẫn không thể có con.

Trước đó, một cụ bà 82 tuổi ở Colombia cũng mang bào thai 40 năm, một cụ bà 92 tuổi ở Trung Quốc mang bào thai hóa đá 60 năm.

Theo một báo cáo vào tháng 11/2000 của Passini, Renato và cộng sự, có 300 trường hợp mang thai đá được ghi nhận trên thế giới.

Cụ bà Huang Yijun 92 tuổi người Trung Quốc được ghi nhận mang thai đá trong bụng suốt hơn 60 năm.

Vào tháng 2/2014, một bào thai hóa đá được phát hiện trong bụng cụ bà 84 tuổi tại Brazil. Khi người phụ nữ này mang thai 44 năm trước, nghĩ thai đã bị sẩy và không hề biết mình mang một thai nhi đã chết bao năm trời.

Ở Việt Nam cũng đã từng ghi nhận trường hợp này, một cụ bà 76 tuổi ở Khánh Hòa được phát hiện mang thai hóa đá nhiều năm trời, đây được cho là trường hợp hy hữu tại Việt Nam.

Hiện tượng này gọi là Lithopedion, xảy ra khi bào thai chết lưu trong bụng và bị canxi hóa ngoài tử cung.

Mang thai đá (Lithopedion) là hiện tượng hiếm gặp, xảy ra khi thai nằm trong ổ bụng chết và lâu ngày vôi hóa dần. 

Mang thai đá được mô tả lần đầu tiên trong một tiểu luận của bác sĩ Albucasis vào thế kỷ thứ 10.

Sức khỏe - Bệnh lạ: Bào thai đá và bí ẩn sau con số 300 (Hình 2).

Ảnh minh họa

Thai hóa đá sớm nhất tìm thấy trong cuộc khai quật khảo cổ học tại Bering Sinkhole, trên cao nguyên Edwards trong Kerr County, Texas vào 1100 năm trước Công nguyên.

Một mẫu vật mô thai đá đã được tìm thấy trong một địa điểm khảo cổ tại Gallo-La Mã ở Costebelle, miền Nam nước Pháp vào thế kỷ thứ tư.

Thông thường những thai nhỏ chết sẽ thoái triển và được tái hấp thu bởi cơ thể người mẹ.

Trong trường hợp mang thai đá, sau khi thai nhi đã ngừng phát triển, các mô của thai không còn được cung cấp lượng máu phù hợp, do đó nó bắt đầu phá vỡ. Sự tích tụ của muối vôi khi đó bắt đầu hình thành, dần dần tạo nên một khối giống như đá.

Vôi hóa thai để ngăn chặn bất kỳ lây nhiễm nào do mô hoại tử. Kết quả là một khối khá lành tính. Điều này giải thích tại sao có một số lượng lớn các trường hợp mang thai đá mà chính chủ thể không hề nhận biết.

Mang thai đá có thể xảy ra với tuổi thai từ sau 3 tháng đến khi trưởng thành, thường sẽ không được chẩn đoán trong một thời gian dài, có khi vài chục năm. Tình trạng này chỉ tình cờ được phát hiện qua thăm khám sức khỏe hoặc vì lý do khác như đau bụng, đau lưng và chụp X-quang.

Theo khoa X-quang của Đại học Washington, 95-98% ca bị loạn dưỡng, hoặc là kết quả của tổn thương mô mềm trong cơ thể.

Theo y văn, tuổi của bệnh nhân vào ngày chẩn đoán thai đá dao động từ 23-100 tuổi, 2/3 trong số đó trên 40 tuổi. Thời gian thai nhi nằm trong bụng mẹ là 4-60 năm. Thai chết xảy ra từ 3 đến 6 tháng trong 20% các trường hợp, giữa 7 và 8 tháng là 27% và đủ tháng là 43% trường hợp.

Minh Anh (Nguồn The Journal of the American Medical Association)

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.