Một số liệu thống kê cho biết có đến 20% dân số mắc hội chứng bệnh kì lạ này ở độ tuổi trên 50, thỉnh thoảng xảy ra ở thanh thiếu niên.
Nhiều người so sánh chúng với hội chứng đau nửa đầu (tiền đình), mặc dù có nhiều điểm tương đồng nhưng hội chứng đầu phát nổ Exploding Head Syndrome (EHS) phức tạp và nguy hiểm hơn rất nhiều lần.
Hội chứng đầu phát nổ thường được gọi là cảm giác sốc hộp sọ, hiểu đơn giản là người phát bệnh bị trải qua cảm giác chịu đựng những tiếng ồn như một quả bom trong 1 khoảng thời gian khi ngủ hoặc đột ngột tỉnh dậy.
Năm 1876, hội chứng này được biết đến bởi Niels Nielsen - một nạn nhân đã phải chịu đựng những tiếng nổ này trong nhiều năm: "Tiếng ồn cứ dần dần chồng chất, rồi bỗng một tiếng nổ lớn chói tai vang lên kèm theo tiếng xì xì như của điện. Trước mắt tôi lóe sáng như có ai rọi đèn vào mặt vậy. Kèm theo đó là sự co giật cơ bắp, cảm giác bị đột quỵ, hay những cơn đau đầu như búa tạ bổ xuống, nhưng chỉ trong chốc lát".
Được biết hội chứng EHS xảy ra thường xuyên với những người bị căng thẳng thần kinh, stress và trầm cảm.
Sau nhiều tìm hiểu và nghiên cứu, cuối cùng các y bác sĩ thuộc ĐH Yale đã tìm ra nguyên nhân của EHS chính nằm ở cơ chế "tắt điện" của não bộ.
Thông thường khi ta ngủ, cơ thể tạm ngưng hoạt động và não vẫn hoạt động bình thường. Tuy nhiên, với EHS, khi cơ thể "off" đồng nghĩa với việc não cũng "tắt điện".
Chính những điều này đã khiến sóng não gây buồn ngủ bị kìm hãm và tạo ra hiện tượng "nổ" vùng hoạt động thần kinh ở vùng xử lý âm thanh khiến người bệnh có cảm giác mình vừa trải qua một trận nổ kinh hoàng.
Hội chứng "đầu nổ tung" lâu ngày có thể dẫn đến mất ngủ, chứng tim đập nhanh, đánh trống ngực, rối loạn hoảng sợ và cả trầm cảm.
Ngoài ra, tỷ lệ mắc hội chứng EHS ở nam và nữ là như nhau, trái ngược với những nghiên cứu trước đó cho rằng phụ nữ có xu hướng mắc EHS nhiều hơn nam giới.
Cách tốt nhất để giải thoát khỏi hội chứng này đó là đến gặp bác sĩ để họ tổng hợp sóng não, nhịp tim, nhịp thở để tìm ra hướng chữa trị.
Minh Anh (Nguồn Nerdsleep)