Nhìn thấy chân thân, bản sao của chính mình thậm chí linh hồn của bản thân cũng được nhìn xuyên thấu? Liệu mấy ai đủ dũng cảm để nói chuyện với "người dưng" ấy dù chỉ một lần!
Bệnh được đặt tên theo nhà khoa học tìm ra nó - Joseph Capgras (1873 - 1950). Năm 1923, Joseph và cộng sự Reboul-Lachaux lần đầu tiên miêu tả trong bệnh án về trường hợp một người phụ nữ bí ẩn X mắc chứng bệnh xếp vào mục hoang tưởng.
Theo đó, cô X. một mực cho rằng con, chồng cô, hàng xóm đã bị bắt cóc và thay thế bởi một bản sao y hệt.
Cô X. cũng tự nhận mình là con cháu trực hệ của vua Louis XVIII, nữ hoàng Ấn Độ và là công tước Salandra.
Tuy có thể nhận diện khuôn mặt nhưng cô M lại gặp rất nhiều vấn đề liên tưởng khuôn mặt đấy với người thân. Cô biết người đấy rất giống chồng cô nhưng lại rất chắc chắn đấy không phải là người mình đã cưới.
Năm 1942, Capgras cũng gặp một trường hợp một cô gái khăng khăng rằng bố mình là một kẻ mạo danh.
Capgras đã kết luận: "Những ảo tưởng này đến từ những cảm xúc "sai trái" mà cô dành cho bố và khiến cô ám ảnh - đó không thực sự là bố mình".
Năm 1991, một người phụ nữ 74 tuổi kể với bác sĩ trong trạng thái hoảng loạn rằng cả gia đình nhà bà bị bắt cóc và được thay thế bằng bản sao y hệt.
Bệnh nhân này khẳng định chắc chắn người chồng của mình đã bị thay thế bởi người đàn ông khác, do vậy, bà từ chối ngủ với "kẻ giả mạo".
Chưa dừng lại ở đó, bà còn hỏi xin con trai một khẩu súng và thậm chí đánh nhau với cảnh sát khi được yêu cầu vào viện. Điều kỳ lạ là ngoại trừ người chồng, bệnh nhân vẫn nhận ra các thành viên còn lại trong gia đình.
Người phụ nữ quả quyết rằng đó là một kẻ trông rất giống chồng cô nhưng cô dám đảm bảo rằng anh ta không phải người mình từng cưới.
Người phụ nữ này đã bỏ rất nhiều công sức để tìm kiếm những người thân bị bắt cóc và kiên quyết muốn ly dị với người đàn ông "ma" đã thay thế chồng mình.
Năm 2015, một cụ ông người Pháp bất ngờ cho biết ông đã thấy một "người lạ" trong chiếc gương ở phòng tắm. Theo như lời cụ ông, "người lạ" này có cùng chiều cao, mái tóc, dáng người, mặc trang phục và thậm chí có điệu bộ tương đồng với mình.
Sau đó, ông bắt đầu nói chuyện với người lạ và tự hỏi tại sao người ấy biết rõ mình đến vậy. Ông còn chuẩn bị thức ăn, dao dĩa đến trước gương cho cả 2 người. Tuy nhiên, "người lạ" sau đó trở nên hung hăng, muốn khiêu chiến khiến ông phải vội nói điều này với con gái. Ngay lập tức, ông được đưa đến bệnh viện tâm thần để điều trị.
Thực tế ghi nhận nhiều trường hợp đã trở nên hoảng loạn sau khi phải đối diện với những "linh hồn" mạo danh người thân của mình hay gặp "người lạ" trong gương, tuy có ngoại hình giống hệt chính mình nhưng sự thật không phải là vậy.
Đây không phải hiện tượng bình thường, bởi các nhà khoa học đã định danh căn bệnh nhìn thấy "ma" này là hội chứng gây rối loạn nhận diện - hội chứng Capgras, hay còn gọi là "ảo giác nhân đôi" hoặc "người lạ trong gương".
Các bệnh nhân mắc Capgras thường hoang tưởng người gần gũi như vợ, chồng, họ hàng, bạn thân, thậm chí vật nuôi đã bị hoán đổi bởi kẻ mang ngoại hình giống hệt.
Từ năm 1936 đến nay, các nhà khoa học mới phát hiện ra 15 ca mắc bệnh.
Năm 1980, thống kê cho thấy 1/3 số người bị Capgras là những nạn nhân của tai nạn giao thông hay những chấn thương tâm lý nặng nề.
Ngày nay, giới khoa học đã kết luận rằng, nguyên nhân gây ra hội chứng Gapgras đến từ vấn đề tâm lý.
Khi đấy, nhận thức của người bệnh vẫn còn khả năng nhận diện khuôn mặt nhưng phần cảm xúc nhận diện khuôn mặt người thân bị tổn thương - gây ra hoang tưởng và hoảng loạn cho người bệnh.
Có khá nhiều phương cách chữa trị được đưa ra để giải quyết căn bệnh ảo tưởng này trong đó tâm lý trị liệu được xem là phương pháp được áp dụng phổ biến và hiệu quả nhất.
Các chuyên gia tâm thần học khác cũng áp dụng phương pháp điều trị bằng thuốc chống loạn thần và thuốc chống trầm cảm.
Tuy nhiên, đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được phương pháp điều trị dứt điểm căn bệnh Capgras.
Minh Anh (Nguồn Scitechdaily)