Hiện tượng này xảy ra ở một số người khi họ đang ở trạng thái chết lâm sàng, ở khoảnh khắc giao thoa giữa sự sống và cái chết.
Họ có thể nhìn thấy thậm chí làm cho thời gian ngưng đọng vài giây! Số khác lại nhìn thấy thời gian trôi qua như một bộ phim quay chậm ngay cả khi vẫn sinh hoạt bình thường.
Nghe có vẻ hoang đường nhưng quả thực sóng não điện đồ của những người có khả năng biến thời gian ngừng lại có chút biến đổi khác với người thường.
Trên thực tế, các nhà khoa học đã phân biệt được hai hiện tượng biến đổi nhận thức về thời gian.
Đầu tiên là hiện tượng "zeitraffer" ám chỉ trải nghiệm thời gian tăng tốc, chạy nhanh hơn bình thường.
Và ngược lại, "akinetopsia" là cái tên bắt nguồn từ Hi Lạp được đặt cho sự ngưng đọng tạm thời của thời gian.
Đây là một loại rối loạn thần kinh khiến bệnh nhân không hoạt động theo tốc độ thời gian bình thường mà theo tốc độ thời gian bất thường.
Có nhiều ghi chép về một người đàn ông bị chứng "phình động mạch" não, rồi từ đó anh ta có thể thấy thời gian trôi chậm hơn bình thường. Anh ta vẫn có thể nghe thấy giọng nói của mọi người chỉ khác là… miệng họ không hề khớp với tiếng nói!
Hay một người phụ nữ sau khi bị chóng mặt đau đầu bỗng thấy mọi vật di chuyển dưới dạng "slow motion" như trong phim Cô dâu 8 tuổi.
Các bệnh nhân này đều có điểm chung là bị tổn thương vị trí V5 sau hộp sọ ảnh hưởng tới sự phát hiện chuyển động của vật thể, và rất có thể cũng ảnh hưởng đến cách con người đo lường thời gian.
Khi phần này của não bị tổn thương, thời gian sẽ đứng yên!
Bộ não chúng ta hoàn toàn nhận thức bằng cách ghi lại nhiều hình ảnh rời rạc của một chuyển động liên tục, "chụp" lại mọi chuyển động khác nhau rồi "dính" chúng lại thành thước phim hoàn chỉnh.
Nhưng khi não bộ bị bệnh, quá trình này gặp trục trặc và kết quả là bạn chỉ thấy những "bức ảnh" một cách riêng lẻ với diễn biến bất thường.
Nhiều người đã hoảng sợ khi nhận ra khoảnh khắc thời gian ngừng vận động, hoặc vận động nhanh hơn so với cử động thông thường.
Tiến sĩ Valtteri Arstila từ ĐH Turku (Phần Lan) lại tin rằng một trong những nguyên nhân làm chậm thời gian là vì hiện tượng "tăng tốc" của suy nghĩ.
Theo tiến sĩ, các hormone sản sinh ra trong lúc căng thẳng sẽ kích hoạt một cơ chế tự động làm tăng tốc độ xử lý nội bộ của não.
Điều này giúp con người nhanh chóng xử lý các tình huống nguy hiểm đến tính mạng như trong trường hợp của người phi công trên.
Thời gian là một khái niệm tương đối và nhận thức của con người về thời gian có thể dễ dàng bị bẻ cong. Vì vậy nếu tập luyện bạn cũng sẽ có khả năng "làm chậm" thời gian đấy!
Minh Anh