Bệnh lạ: "Xương bông" và những phát hiện mang tính đột phá

Bệnh lạ: "Xương bông" và những phát hiện mang tính đột phá

Nguyễn Minh Anh

Nguyễn Minh Anh

Thứ 4, 25/12/2019 13:00

Bỗng nhiên xương đột ngột bốc hơi khỏi cơ thể khiến đội ngũ y bác sĩ ngạc nhiên và bất lực.

Các bác sĩ đã kinh ngạc khi phim chụp X-quang cho thấy toàn bộ phần khớp vai đã "bốc hơi" khỏi cơ thể người phụ nữ, vì một căn bệnh lạ lùng.

Tờ British Medical Journal Case Reports gây kinh ngạc khi trình bày với cộng đồng ca bệnh lạ của một phụ nữ giấu tên, 37 tuổi, đến từ thành phố Pondicherry, Ấn Độ.

Sức khỏe - Bệnh lạ: 'Xương bông' và những phát hiện mang tính đột phá

Cô gái vốn khỏe mạnh từ nhỏ nhưng theo thời gian, cánh tay của cô dần yếu mà không rõ nguyên do khiến cô gặp một số khó khăn khi vận động, sinh hoạt.

Tuy nhiên, song song với việc yếu tay là một khả năng kỳ lạ nảy sinh: khớp vai cô bỗng dẻo như cao su, có thể xoay cánh tay 180 độ như người không xương mà không gặp chút khó khăn hay đau đớn gì.

Các bác sĩ tại Viện Khoa học Y tế Pondicherry đã chụp X-quang phần vai và tay người phụ nữ.

Kết quả "hết hồn" khi trên tấm phim chụp phần nối giữa xương cánh tay và vai hoàn toàn trống không, ở các vị trí khác, xương cô gái dần trong suốt và cũng mất hút!

Sức khỏe - Bệnh lạ: 'Xương bông' và những phát hiện mang tính đột phá (Hình 2).

Phim chụp X-quang của cô gái Ấn Độ.

Người phụ nữ hoàn toàn không gặp chấn thương nào trước đó. Chỉ đơn giản là xương của cô đã bốc hơi một cách bí ẩn!

Bác sĩ Pasupathy Palaniappan cho biết người phụ nữ mắc một căn bệnh lạ gọi là Gorham stout - bệnh xương biến mất với tỉ lệ mắc bệnh là 1/1.000.000.000 người. Căn bệnh khiến cơ thể tự "ăn" dần các xương của bệnh nhân.

Nguyên nhân của căn bệnh lạ này thực chất là một vấn đề của hệ miễn dịch. Các tế bào bạch huyết trong một số xương bị kích hoạt quá mức và bắt đầu phân hủy xương, rồi cơ thể hấp thu hết phần xương bị phân hủy.

Việc biến mất xương sẽ khiến bệnh nhân dần mất đi nhiều chức năng cơ thể và có thể chết dần nếu bệnh tiến triển nhanh. Hiện chưa có cách để ngăn chặn tình trạng mất xương này. Tuy nhiên, người phụ nữ Ấn Độ này lại khá may mắn khi sau 2 năm theo dõi, các khớp xương của cô không biến mất thêm.

Cô đã từ chối can thiệp phẫu thuật thay thế khớp xương và quyết định chỉ điều trị bằng các bài tập tăng cường cơ.

Mới đây, một công trình nghiên cứu khác về y khoa cũng gây chấn động không kém khi các nhà khoa học đã phát hiện ra trong “kẹo cao su” 5.700 tuổi chứa một bộ ADN hoàn chỉnh của người tiền sử.

Sức khỏe - Bệnh lạ: 'Xương bông' và những phát hiện mang tính đột phá (Hình 3).

Tại một buổi khai quật ở đảo Lolland, Đan Mạch, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một loại "kẹo cao su" tầm 5.700 tuổi được làm từ nhựa cây bạch dương.

Giáo sư Hannes Schroeder xúc động phát biểu: "Thật là tuyệt vời khi có thể lấy được một bộ gen người hoàn chỉnh từ bất cứ thứ gì khác ngoài xương. Hơn thế nữa, chúng tôi cũng thu được ADN của vi khuẩn khoang miệng và nhiều mầm bệnh quan trọng ở người. Điều này khiến nó trở thành một nguồn ADN cổ quý hiếm. Tổ tiên của chúng ta sống trong một môi trường khác với bây giờ, có cách sống và thói quen ăn uống khác biệt. Nên nó rất là thú vị khi khám phá sự ảnh hưởng của những yếu tố đó đến hệ vi sinh vật của họ".

Các nhà khoa học cũng chiết xuất được ADN của rất nhiều vi sinh vật khoang miệng, bao gồm nhiều loài hội sinh và mầm bệnh cơ hội.

Các nhà khoa học cũng tìm thấy ADN có thể thuộc về virus Epstein-Barr, được biết đến vì gây ra các bệnh truyền nhiễm bạch cầu đơn nhân hay sốt tuyến. Hannes Schroeder nói: "Nó có thể giúp chúng ta hiểu các mầm bệnh đã phát triển và lây lan như thế nào, điều gì trong môi trường khiến độc tính chúng mạnh lên. Đồng thời, nó có thể giúp dự đoán hành vi của các mầm bệnh trong tương lai, làm thế nào để ngăn chặn và diệt trừ chúng".

Minh Anh (Nguồn Scitechdaily)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.