Nấm phụ khoa nếu mắc phải có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống sinh hoạt, tâm lý và sức khỏe của chị em. Cùng tìm hiểu về bệnh nấm phụ khoa ở phụ nữ thông qua bài viết dưới đây nhé.
Nguyên nhân bệnh nấm phụ khoa ở phụ nữ
Candida bình thường vốn sống ký sinh ở âm đạo và không gây bệnh bởi vì chúng được kìm hãm bởi các vi sinh vật có lợi. Tuy nhiên, vì một hay nhiều lý do nào đó mà khiến cho môi trường âm đạo bị mất cân bằng, lượng vi sinh vật có lợi giảm xuống sẽ khiến cho nấm phát triển, nhanh chóng gây bệnh khi đó sẽ được gọi là bệnh nấm phụ khoa.
Các nguyên nhân thường gặp khiến môi trường âm đạo mất cân bằng, làm nấm phát triển mạnh ở vùng âm đạo có thể kể đến như:
+ Sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài. Thuốc kháng sinh không chỉ có tác dụng tiêu diệt các vi sinh vật gây hại mà chúng còn tiêu diệt cả các vi sinh vật có lợi nên sẽ làm mất đi sự cân bằng môi trường ở âm đạo, từ đó khiến cho nấm phát triển.
+ Sự thay đổi hormone. Sự thay đổi về nồng độ hormone estrogen ở trong cơ thể như ở giai đoạn dậy thì, mang thai và cho con bú, mãn kinh, estrogen giảm do căng bị thẳng, thiếu ngủ,… có thể thay đổi môi trường âm đạo, làm bệnh nấm phụ khoa xuất hiện.
+ Suy giảm miễn dịch. Hệ thống miễn dịch suy giảm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển và nhân lên nhiều hơn gây ra bệnh.
Bệnh nấm phụ khoa ở phụ nữ có nguy hiểm không?
Nấm phụ khoa ở phụ nữ nếu không được can thiệp điều trị có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm ngược lên phía tử cung, vòi trứng, ống dẫn trứng, điều này dễ dẫn đến vô sinh – hiếm muộn. Nếu phụ nữ mà đang mang thai bị nhiễm nấm phụ khoa thì nguy cơ bị sinh non hoặc sảy thai sẽ tăng lên cao. Đặc biệt thì đây là bệnh rất dễ tái phát nếu không được can thiệp điều trị triệt để. Nhiều người bị tái đi tái lại nhiều lần trong năm do đặc điểm môi trường âm đạo thường ẩm ướt, thói quen mặc quần lót bó sát, vệ sinh vùng kín không đúng cách hoặc bị nhiễm lại từ người chồng thông qua quan hệ tình dục.
Triệu chứng bệnh nấm phụ khoa ở phụ nữ
Sự tăng sinh nấm Candida khiến âm hộ - âm đạo bị viêm nên khi mắc phải, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như sau:
+ Ngứa vùng kín. Ngứa vùng kín rất phổ biến của bệnh nấm phụ khoa phụ nữ. Khi người bệnh mới chớm bị thì cảm giác ngứa vùng kín không nhiều nhưng theo thời gian, mức độ ngứa tăng dần và trở nên nghiêm trọng gây ảnh hưởng tới các hoạt động sống.
+ Vùng kín sưng đỏ. Nấm Candida gây viêm âm hộ âm đạo nên người bệnh nhận thấy khu vực vùng kín sưng, màu đỏ lựng. Khi ấn nhẹ có thể thể thấy nóng và đau rát.
+ Dịch tiết âm đạo thay đổi. Dịch tiết âm đạo bình thường màu trắng trong không mùi hoặc mùi hơi tanh nhưng khi bị nấm phụ khoa thì có thể chuyển sang màu xám đục, mùi rất khó chịu. Người bệnh có thể cảm nhận thấy dịch âm đạo ra nhiều hơn bình thường nên vùng kín luôn ẩm ướt khó chịu.
+ Các vấn đề về tiểu tiện. Bệnh nấm phụ khoa phụ nữ gây ra các vấn đề về tiểu tiện, gồm buồn tiểu thường xuyên tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu tiện đau rát, tia tiểu yếu, đứt quãng,…
+ Đau khi quan hệ tình dục. Nếu bị nấm phụ khoa thì người bệnh khi quan hệ tình dục sẽ cảm thấy đau rát. Do đó, người bệnh sẽ không có khoái cảm trong hoạt động tình dục nữa.
Điều trị bệnh nấm phụ khoa phụ nữ
Để điều trị nấm phụ khoa ở phụ nữ thì sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh nặng hay là nhẹ, mức độ viêm nhiễm cùng tình trạng thể chất cụ thể mà bác sỹ có phương pháp điều trị thích hợp cho từng trường hợp. Đó có thể là sử dụng thuốc đường uống, thuốc đặt hoặc là kết hợp đặt thuốc và uống thuốc. Việc sử dụng thuốc như thế nào, liều lượng ra sao cùng thời gian điều trị cụ thể sẽ do bác sỹ chuyên khoa chỉ định. Người bệnh sẽ bạn cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sỹ, sau khi kết thúc liệu trình mà triệu chứng không thuyên giảm thì có thể đến tái khám để các bác sỹ kiểm tra lại tình trạng.
Bên cạnh đó thì để kết quả điều trị và phòng ngừa bệnh tốt nhất, các bác sỹ cũng sẽ khuyến cáo người bệnh:
+ Tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý. Người bệnh cần ăn đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt là cần ăn nhiều các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất đến từ rau xanh cùng các loại trái cây. Cần ăn từ 1 đến 2 cốc sữa chua mỗi ngày. Hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo, giàu đường, thức ăn chế biến sẵn, thực phẩm chứa cồn,…
+ Tập thể dục đều đặn. Người bệnh dành ít nhất khoảng 30 phút mỗi ngày để tiến hành tập thể dục đều đặn sẽ giúp nâng cao miễn dịch, cải thiện sức khỏe tổng thể.
+ Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách. Lưu ý việc vệ sinh vùng kín trong kỳ hành kinh, trước và sau khi quan hệ. Khi vệ sinh, không được lau từ đằng sau ra đằng trước, tránh thụt rửa sâu vào trong vùng âm đạo.
+ Lưu ý việc mặc quần. Chị em không nên mặc quần chật, quần lót mặc rộng rãi, chất liệu thoáng mát như cotton.
Để biết thêm thông tin chi tiết hơn liên hệ tới hotline: 03.59.56.52.52 hoặc chat trực tiếp với bác sĩ TẠI ĐÂY. Các bác sỹ chuyên gia sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Bùi Thị Minh Huệ
Phòng khám đa khoa 52 Nguyễn Trãi
Website: chamsocphukhoa.net
Địa chỉ: Số 52 Nguyễn Trãi- Thanh Xuân- Hà Nội