- Thực đơn cho người truyền hóa chất: nên và không nên ăn gì?
- Giải đáp: Truyền hóa chất sống được bao lâu?
Tỷ lệ ung thư mỗi năm đều tăng cao và không có xu hướng giảm số người mới mắc bệnh. Và hầu hết bệnh nhân đều được điều trị bằng phương pháp hóa trị. Đây là phương pháp mang lại khá nhiều tác dụng phụ cho bệnh nhân, trong đó phải kể đến hiện tượng sốt.
Khi cơ thể bệnh nhân sốt mà không được hạ sốt kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: biến chứng lên tim, phổi, thanh quản... gây co quắp chân tay, méo miệng... thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân. Do đó sau khi truyền hóa chất bệnh nhân mà bị sốt thì cần phải nói với bác sĩ để có phương án can thiệp kịp thời.
Vậy những nguyên nhân nào khiến bệnh nhân bị sốt
Những nguyên nhân có thể khiến bệnh nhân bị sốt như:
- Cơ thể bị nhiễm trùng:
Hóa chất làm giảm số lượng bạch cầu. Khi đó cơ thể không có đủ sức để chống lại tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, nấm mốc... gây nên tình trạng bị nhiễm trùng và khiến bệnh nhân bị sốt. Đa số bệnh nhân sốt do nguyên nhân này. Do đó nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân.
Ngoài ra nếu cơ thể bị nhiễm trùng bệnh nhân sẽ gặp phải một số dấu hiệu khác như: Lạnh run, Đổ mồ hôi, Đi tiêu chảy, Ho nhiều hay đau cổ nhiều, Ửng đỏ, sưng, hay đau nhất là xung quanh một vết thương, một vết lở...
- Sự ảnh hưởng của thận và bàng quang
Hóa chất làm ảnh hưởng đến một số bộ phận như dạ dày, ruột, gan... Trong đó có gây ảnh hưởng, tổn thương đến thận và bàng quang làm cho bệnh nhân bị sốt.
Để nhận biết sốt là do sự ảnh hưởng của thận và bàng quang bệnh nhân có thể xuất hiện những dấu hiệu khác như: đau, bỏng rát khi đi tiểu, đi tiểu nhiều hơn, nước tiểu màu đỏ hay có máu (một số thuốc hóa chất có thể làm nước tiểu màu đỏ)...
- Cơ thể bệnh nhân bị cảm cúm
Bệnh nhân truyền hóa chất hay bị cảm cúm. Những triệu chứng của bệnh cảm cúm bao gồm sốt, ho, đau nhức mình mẩy, nhức đầu, mệt mỏi... Những triệu chứng này có thể bắt đầu trong vài tiếng hoặc vài ngày sau khi truyền hóa chất, có thể kéo dài từ 1 - 3 ngày.
Tóm lại, nếu bệnh nhân thấy người nóng, kẹp nhiệt độ thấy cơ thể từ trên 38 độ thì cần nói với bác sĩ ngay. Chú ý không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc hạ sốt nào mà chưa được sự cho phép của nhân viên y tế.
Làm thế nào để hạn chế sốt sau khi truyền hóa chất?
Để hạn chế được sốt sau khi truyền hoá chất bệnh nhân cần phải có biện pháp phòng ngừa các tác dụng phụ do hóa chất gây nên như: tránh nhiễm trùng cơ thể do thiếu bạch cầu, hạn chế tác động của hóa chất tới thận và bàng quang, tránh bị cảm cúm.
Một số biện pháp giúp bệnh nhân hạn chế tác dụng phụ trên để tránh tình trạng sốt như:
- Rửa tay thường xuyên, rửa bằng xà phòng trước và sau khi ăn cũng như trước khi và sau khi dùng nhà tắm đi vệ sinh.
- Tránh nguồn bệnh: hạn chế đến nơi công cộng, những người đang bị bệnh như cảm, cúm, sởi, hắt hơi, sổ mũi, ho...
- Vệ sinh cá nhân thường xuyên. Tắm mỗi ngày và bằng nước ấm.
- Rửa sạch những vết thương hở, trầy xước với nước ấm, xà bông và thuốc khử trùng.
- Ăn uống lành mạnh, uống nhiều nước.
- Sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ.
Sốt là triệu chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng nếu bệnh nhân không có biện pháp điều trị kịp thời. Vì vậy khi thấy dấu hiệu sốt cần phải báo ngay với bác sĩ điều trị để có phương pháp điều trị kịp thời.
Thế Hưng