Bệnh nhi 30 tháng tuổi tử vong nghi mắc bệnh viêm màng não

Bệnh nhi 30 tháng tuổi tử vong nghi mắc bệnh viêm màng não

Nguyễn Thị Lành

Nguyễn Thị Lành

Thứ 5, 16/02/2017 08:48

Ngày 15/2, sở Y tế TP.HCM cho biết, trên địa bàn thành phố đã xuất hiện 1 trường hợp bệnh nhi tử vong nghi mắc bệnh viêm màng não do vi rút não mô cầu.

Trao đổi với PV, bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc sở Y tế TP.HCM cho biết, bệnh nhi 30 tháng tuổi tử vong, ngụ quận 8, TP.HCM. Trước đó, bệnh nhi nhập viện tại bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM vào ngày 10/2 với các triệu chứng sốt cao, đau đầu, nổi ban...

Qua thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân nhiễm vi rút não mô cầu. Sau 6 giờ nỗ lực cứu chữa nhưng do tình trạng bệnh quá nặng bệnh nhi đã tử vong. Sở Y tế TP.HCM đã cho lấy mẫu bệnh phẩm gửi đến viện Pasteur TP.HCM để kiểm tra nguyên nhân chính xác.

Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, não mô cầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Neisseria Meningitidisgây ra. Vi khuẩn này thường gây ra bệnh viêm màng não và nhiễm trùng huyết do não mô cầu với các biểu hiện sốt cao đột ngột 39-40 độ C, đau đầu dữ dội, cổ cứng, xuất hiện tử ban, nguy cơ tử vong cao.

Não mô cầu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. 2 nhóm tuổi dễ bị nhiễm não mô cầu là trẻ em từ 6 tháng đến 3 tuổi và nhóm thanh thiếu niên từ 14 tuổi đến 20 tuổi.

Các bệnh - Bệnh nhi 30 tháng tuổi tử vong nghi mắc bệnh viêm màng não

 Biểu hiện bệnh vi rút mô cầu tấn công (ảnh minh họa).

Để phòng ngừa bệnh, bác sĩ Hưng cho biết, thời tiết chuyển mùa đông sang xuân thường tạo ra những thay đổi về môi trường, nhiệt độ, độ ẩm... Tất cả đã ảnh hưởng đến sức khỏe, làm tăng nguy cơ mắc bệnh, trong đó trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh nhất”.

Để tránh nguy cơ nhiễm bệnh, người dân nên chủ động chích ngừa để phòng bệnh; giữ vệ sinh môi trường sống luôn sạch sẽ, thoáng mát; vệ sinh cá nhân hàng ngày. 

Theo bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM, ngay sau khi xuất hiện ca bệnh, đơn vị này đã thực hiện khoanh vùng, xử lý để dịch bệnh không thể lây lan.

Bác sĩ Dũng khẳng định: “Chúng tôi đã cấp phát kháng sinh phòng ngừa cho những người từng tiếp xúc với bệnh nhi, tiến hành vệ sinh khử khuẩn dụng cụ, vật dụng và khu vực xung quanh nhà có ca bệnh đồng thời giám sát khu vực có ca bệnh trong vòng 10 ngày để xử lý kịp thời nếu có ca bệnh mới phát sinh”.

 Lành Nguyễn

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.