Bệnh tay chân miệng gia tăng theo thời tiết, bộ Y tế khuyến cáo phòng, chống

Bệnh tay chân miệng gia tăng theo thời tiết, bộ Y tế khuyến cáo phòng, chống

Đỗ Thị Thơm

Đỗ Thị Thơm

Thứ 5, 31/08/2017 18:30

Bệnh tay chân miệng có nguy cơ gia tăng do thời tiết giao mùa. Bộ Y tế khuyến cáo, có thể bùng phát dịch nếu không kịp thời phòng, chống, đặc biệt khi cả nước bắt đầu mùa tựu trường.

Sức khỏe - Bệnh tay chân miệng gia tăng theo thời tiết, bộ Y tế khuyến cáo phòng, chống

Bệnh tay chân miệng có nguy cơ bùng phát.

Bệnh tay chân miệng đang có dấu hiệu gia tăng. Trước tình hình này, bộ Y tế đã có công văn khẩn gửi đến UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương, đề nghị quan tâm triển khai chống dịch.

Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng bùng phát thành dịch lớn. Bệnh rất dễ lây cho người khác nếu vệ sinh không đảm bảo. Bệnh có quanh năm và tăng mạnh vào khoảng thời gian từ tháng 3-5 và tháng 9-10.

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh tay chân miệng là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da, chủ yếu ở dạng phỏng nước và thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông.

Hầu hết các ca bệnh tay chân miệng đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như: Viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

Để chủ động phòng, chống bệnh tay chân miệng, bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần thực hiện các biện pháp sau:

1.Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi: Chế biến thức ăn, ăn/cho trẻ ăn, bế ẵm trẻ; sau khi: Đi vệ sinh, thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

2.Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: Ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như: Cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

3.Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như: Đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

4.Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

5.Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

6.Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

Hoàng Mai

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.