1. Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường gồm 2 loại:
- Bệnh tiểu đường tuýp 1: chiếm khoảng 5-10% số người bị bệnh tiểu đường, đối tượng chủ yếu mắc phải là người dưới 30 tuổi, thậm chí ở cả trẻ em 15 tuổi. Nhiều người gọi loại này là bệnh tiểu đường vị thành niên.
- Bệnh tiểu đường tuýp 2: chiếm khoảng 90% số người mắc bệnh tiểu đường, đối tượng chủ yếu trên 40 tuổi và người béo phì. Trong những trường hợp này, tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc kháng với insulin, không cho insulin chuyển đường từ máu vào các tế bào.
Thời điểm đo đường huyết tốt nhất là lúc đói, sau ăn 8 tiếng hoặc sau khi thức dậy, chưa ăn uống gì cả. Người đo cần đảm bảo vệ sinh tuyệt đối ở nơi trích máu trước và sau khi thử.
Theo hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, mức đường huyết an toàn như sau:
- Trước bữa ăn: 90 – 130 mg/dl
- Sau bữa ăn 1 – 2 giờ: nhỏ hơn 180 mg/dl
- Trước khi đi ngủ: 110 – 150 mg/dl
2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường là gì?
Y học đã ghi nhận các trường hợp phổ biến gây ra bệnh bao gồm:
Yếu tố di truyền
Theo các chuyên gia, khả năng mắc bệnh theo gen di truyền đã được đình hình từ lúc trẻ còn trong bụng mẹ. Do đó khi cha hoặc mẹ bị bệnh tiểu đường, đứa con hoàn toàn có khả năng mang gen bệnh.
Những thói quen ăn uống thiếu khoa học
Các nhà khoa học cho rằng những thói quen ăn uống sau đây gây ra bệnh tiểu đường: ăn bánh ngọt, ăn đồ ăn nhanh, ăn nhiều muối và uống nhiều rượu…
Người béo phì
Ở người béo phì, đặc biệt người béo bụng, khả năng giảm đường huyết của insulin đặc biệt thấp hơn, gây ra tình trạng tăng đường huyết.
Sự xuất hiện của các cửa hàng thức ăn nhanh ngày càng dày đặc hiện nay cho thấy thói quen ăn uống của giới trẻ đang dần thay đổi. Nguy cơ mắc bệnh béo phì cũng sẽ tăng cao trong tương lai.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là người béo nào cũng mắc bệnh tiểu đường, vì sự xuất hiện của bệnh cần có thời gian và phụ thuộc khả năng thích ứng của cơ thể.
3. Những dấu hiệu nhận biết của bệnh tiểu đường
Những dấu hiệu nhận biết của bệnh tiểu đường thông thường là:
Khát nước thường xuyên, còn gọi là tiêu khát
Theo bác sỹ Kimbre Zahn, Đại học Indiana, tình trạng sức khỏe thông thường nhất liên quan đến việc khát nước quá mức là dấu hiệu của căn bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 có thể làm cho cơ thể khó kiểm soát mức glucose trong máu. Điều này khiến thận sản xuất ra nước tiểu nhiều hơn để thoát ra cùng chất dư thừa, gây mất nước.
Đi tiểu nhiều hơn bình thường, đặc biệt vào ban đêm
Vì các tế bào không hấp thụ được đường nên thận phải cố gắng đào thải qua đường nước tiểu. Vào ban đêm, người bệnh sẽ rất khó ngủ vì đi tiểu nhiều lần.
Các vết thương lâu lành hơn bình thường
Khi lượng đường trong máu cao, các tĩnh mạch, động mạch sẽ bị tổn thương. Điều này gây ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển máu đến các tế bào khiến vết thương lâu lành hơn.
Sụt cân bất thường
Khi cơ thể bị thiếu hụt insulin, glucose không đi vào trong tế bào được, cơ thể sẽ sử dụng protein từ cơ thể để bù đắp năng lượng. Lúc này, bệnh nhân rất dễ bị sụt cân nhanh chóng dù ăn nhiều.
Mách bạn cách ổn định đường huyết nhờ 100% Mướp Đắng Rừng với Viên Uống Mướp Đắng Rừng Mudaru
Viên uống mướp đắng rừng Mudaru giúp cho bệnh nhân ổn định đường huyết để ngăn ngừa những biến chứng, đồng thời giúp đào thải độc tố trong tuyến tụy, cung cấp những dưỡng chất bổ sung cho tuyến tụy giúp tuyến tụy được hồi phục và hoạt động trở lại bình thường, Kích thích tuyến tụy hoạt động chuyển hóa hết lượng đường trong cơ thể.
Hiện tại, sản phẩm Mudaru đang được phân phối trực tuyến bởi SIEUTHISONGKHOE.COM. Để tìm hiểu chi tiết Viên uống Mudaru, bạn có thể gọi vào hotline: 1900 2182 để được tư vấn.
Trang Nguyễn