Bệnh viện Hồng Ngọc và 2 thập kỷ mở rộng hệ thống tại Hà Nội

Bệnh viện Hồng Ngọc và 2 thập kỷ mở rộng hệ thống tại Hà Nội

Thứ 5, 11/07/2024 08:00

Sau 21 năm phát triển, Hệ thống Y tế Hồng Ngọc đang sở hữu 7 cơ sở, trong đó bao gồm 5 phòng khám và 2 bệnh viện trải khắp trên địa bàn Tp.Hà Nội.

Bệnh viện Hồng Ngọc được thành lập vào năm 2003 tại Hà Nội theo mô hình bệnh viện khách sạn. Theo thông tin trên website của Bệnh viện Hồng Ngọc (hongngochospital.vn), bệnh viện có khởi đầu từ một khách sạn nhỏ trên phố cổ.

Công ty TNHH Bệnh viện Hồng Ngọc là đơn vị vận hành hệ thống y tế Hồng Ngọc với người đại diện pháp luật là ông Nguyễn Ngọc Vinh. Vị này cũng được giới thiệu là Chủ tịch HĐQT và là nhà sáng lập Bệnh viện Hồng Ngọc.

Hồ sơ doanh nghiệp - Bệnh viện Hồng Ngọc và 2 thập kỷ mở rộng hệ thống tại Hà Nội

Ông Nguyễn Ngọc Vinh - Chủ tịch HĐQT Bệnh viện Hồng Ngọc.

Sau hơn 2 thập kỷ phát triển, Hệ thống Y tế Hồng Ngọc ngày càng mở rộng, tính đến cuối tháng 7/2024 bao gồm 7 cơ sở, trong đó gồm 5 phòng khám và 2 bệnh viện trải khắp địa bàn Hà Nội.

Hồ sơ doanh nghiệp - Bệnh viện Hồng Ngọc và 2 thập kỷ mở rộng hệ thống tại Hà Nội (Hình 2).

Mạng lưới hệ thống y tế của Bệnh viện Hồng Ngọc sau 21 năm phát triển.

Đáng chú ý, năm 2021, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Mỹ Đình (hay còn gọi là Bệnh viện Hồng Ngọc Phúc Trường Minh) đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng. Bệnh viện có diện tích đến 2,5 ha với 16 tầng nổi, công suất phục vụ giai đoạn một là 250 giường điều trị nội trú và gần 2.000 lượt khám mỗi ngày.

Bên cạnh đó, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Phúc Trường Minh còn được giới thiệu là bệnh viện xanh hòa nhập thiên nhiên với hệ thống cây xanh được bố trí đan xen và trải rộng trên 45% diện tích toàn bệnh viện.

Dù liên tục mở rộng song Hệ thống Y tế Hồng Ngọc vẫn liên tục gặp nhiều lùm xùm. Theo đó, trong thời gian đưa vào hoạt động Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Mỹ Đình, hệ thống y tế này gặp phải nhiều nghi vấn giữa hai tên gọi Bệnh viện Hồng Ngọc Phúc Trường Minh hay Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc cơ sở Mỹ Đình.

Chia sẻ về vấn đề này, thông tin trên website Bệnh viện Hồng Ngọc nêu rõt: Bệnh viện Hồng Ngọc Phúc Trường Minh hay Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc cơ sở Mỹ Đình là dự án được đầu tư bởi Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc.

Đây là dự án bệnh viện đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và được trao quyết định chủ trương đầu tư tại hội nghị "Hà Nội 2020 - Hợp tác Đầu tư và Phát triển" do Tp. Hà Nội tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia vào sáng 27/6/2020.

Bệnh viện Hồng Ngọc và 2 thập kỷ mở rộng hệ thống tại Hà Nội- Ảnh 3.

Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Mỹ Đình (hay còn gọi là Bệnh viện Hồng Ngọc Phúc Trường Minh) có tổng vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng.

"Sở dĩ ngoài tên gọi Hồng Ngọc Mỹ Đình, bệnh viện còn có tên gọi khác là Bệnh viện Hồng Ngọc Phúc Trường Minh bởi dự kiến giai đoạn 1 bệnh viện sẽ vận hành theo mô hình bệnh viện khách sạn; tiếp đó giai đoạn 2 chủ đầu tư sẽ xây dựng thêm khu dưỡng lão, cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi", thông tin từ Bệnh viện Hồng Ngọc.

Bên cạnh đó, tháng 5/2021, Sở Y tế Hà Nội quyết định đình chỉ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc 2, trực thuộc Công ty TNHH Y Tế Hồng Ngọc tại địa chỉ tầng 10, tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark Tower do chưa đảm bảo công tác phân luồng, sàng lọc người bệnh nghi nhiễm Covid-19 theo chỉ định của Bộ Y Tế.

Bệnh viện Hồng Ngọc và 2 thập kỷ mở rộng hệ thống tại Hà Nội- Ảnh 4.

Sau hơn 2 thập kỷ phát triển, Hệ thống Y tế Hồng Ngọc ngày càng mở rộng, tính đến cuối tháng 7/2024 bao gồm 7 cơ sở, trong đó gồm 5 phòng khám và 2 bệnh viện trải khắp địa bàn Hà Nội.

Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới và dự kiến sẽ bước vào thời kỳ dân số già vào năm 2036.

Những năm qua, Việt Nam nỗ lực nâng cao tỉ lệ giường bệnh và mật độ bác sĩ cũng như chất lượng dịch vụ y tế, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với các dịch vụ chất lượng cao, song tình trạng quá tải tại các bệnh viện công tuyến đầu ở các thành phố lớn vẫn là vấn đề nhức nhối.

Theo số liệu Báo cáo Tổng kết công tác y tế năm 2023 của Bộ Y tế, Việt Nam mới đạt 32 giường bệnh/10.000 dân, dưới mức khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (50 giường/10.000 dân).

Trước sự mất cân bằng này, Việt Nam chủ trương đẩy mạnh phát triển hệ thống y tế tư nhân. Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 27/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu phấn đấu số giường bệnh tư nhân chiếm 15% tổng số giường bệnh vào năm 2025 và đạt 25% vào năm 2050.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.