Bênh vực ca sỹ "thả rông", độc giả quá đà

Thứ 6, 28/12/2012 00:03

Bài viết được độc giả gửi bình luận nhiều nhất trong 2 tuần qua là hai bài liên tiếp của tác giả Việt Hương về vụ Thủy Tiên "thả rông" lên sân khấu. Ban biên tập quyết định cho đăng dưới đây ý kiến ngắn của một độc giả ở Hà Nội về vấn đề nhạy cảm này.

> Toàn cảnh vụ "hở ngực" và "thả rông" của ca sỹ trên Nguoiduatin.vn

Nhiều bạn đọc báo Người đưa tin có những lời lẽ phỉ báng phóng viên Việt Hương khi tác giả này chỉ trích một cách có chính kiến và hợp đạo lý chuyện ăn mặc "hớ hênh", thậm chí là "thả rông" (như cách dùng từ trong bài) của ca sỹ Thủy Tiên khi lên sân khấu.

Thủy Tiên ăn vận quá đà, bênh vực cho sự quá đà là quá gì?

Giọng ca cỡ và của Thủy Tiên thì tôi đã từng nghe một vài bài. Nói chung là hết sức bình thường. Cái gọi là "sáng tác" thì nhạt nhẽo, vô vị và khán - thính giả đã quên ngay sau khi cô ấy hát. Một ca sỹ, tức là người làm nghề hát, khi trước các cụ gọi một cách miệt thị thái quá là "con hát", muốn được công chúng nhớ đến, biết đến, hâm mộ (điều này là yếu tố sống còn của giới văn nghệ) là phải...hát hay. Chuyện đơn giản vậy thôi.

Thủy Tiên, nếu không nói là hát dở, thì giọng ca vào dạng tầm thường, nghe cũng được, không nghe cũng được, tức là như một giọt nước mưa giữa mùa mưa trên Hồ Tây hay sông Sài Gòn nhạt nhòa và tan nhanh trong nước.

Vậy, những người hát dở, hát tầm thường, hát xong mà khán giả vẫn ngơ ngác không biết ai hát và hát bài gì, thì sử dụng "diễn" là chính. Một trong sự "diễn" là khoe cơ thể. Ngực khủng. Gáy trắng ngần. Chân dài, thẳng tắp. Quần ngắn. Xăm trổ nới nhạy cảm. Áo mũ kỳ dị....Đại loại thế. Những phương tiện này gây ấn tượng dung tục cho khán giả và là yếu tố chính để câu khán giả vào rạp. Nhiều khán giả vào xem hát nhưng chủ yếu là xem ngực, xem chân dài, mặt đẹp - một thói quen thời thượng và tầm thường, và trào lưu này kéo theo sự phô diễn cơ thể càng ngày càng quá đáng của ca sỹ nửa mùa.

Và họ câu khán giả vào rạp càng đông đúc vì điều gì? Xin thưa, vì tiền!

Tôi không cần phải liệt kê những giọng ca không phô diễn cơ thể, không "lộ hàng" hoặc thả rông, họ ăn mặc lịch sự mà vẫn vang danh trong lòng người hâm mộ cả nước.

Trở lại với độc giả comment trên Nguoiduatin.vn về vụ Thủy Tiên. Theo thống kê của tôi, gần 70 bình luận được Ban biên tập báo cho phép hiển thị trong 2 bài báo nói lên điều gì?

Thứ nhất, Ban biên tập Nguoiduatin.vn khá sòng phẳng với độc giả và không che đậy các comment chỉ trích, thậm chí phỉ báng tác giả Việt Hương, trong đó có nhiều độc giả còn phỉ báng Ban biên tập nhưng bình luận của họ vẫn được hiển thị (tất nhiên, tôi tin là nhiều comment khác không được hiển thị, việc này BBT báo đã giải thích ở bài 2).

Đây là cách làm tin tôn trọng độc giả, tôn trọng tính tương tác, cầu thị và khá mới lạ ở ta.

Thứ hai, cách đặt vấn đề của tác giả ở cả hai bài báo, tôi cho là thỏa đáng, hợp lý, hợp tình. Không thể dùng ngực, dùng mông, dùng "lộ hàng"..., đại loại thế, để che đậy cho giọng ca, yếu tố chính để gọi một người là ca sỹ và người kia không phải là ca sỹ.

Tất nhiên, một thân hình đẹp, một gương mặt khả ái làm nghệ thuật lan tỏa sâu sắc hơn.

Thứ ba, khi ủng hộ một thói quen tầm thường như cách ăn vận của Thủy Tiên, chỉ trích vô lối và thiếu văn hóa nhà báo và cơ quan báo chí (cho đăng tải bài bái) bảo vệ những giá trị cốt lõi, không chỉ đối với ca sỹ, đó là văn hóa ăn mặc khi phô diễn trước công chúng, nhiều độc giả đã đi quá đà, thậm chí, đã thể hiện một trí tuệ hết sức tầm thường, một gu thẩm mỹ hết sức tầm thường và đáng báo động.

Thứ tư, báo chí hiện nay thường hay cổ vũ những hiện tượng lệch pha, thậm chí là quái dị trong đời sống âm nhạc. Một kẻ giả giọng người khác cũng được tôn là thần đồng. Một tay ca những lời tối tăm và vô nghĩa, sáo rỗng và rẻ tiền kiểu "bà xã tôi, number one" vẫn được "tiếp thị" nhan nhản trên mạng thì văn hóa nghe nhìn của nước nhà đã đến mức cảnh báo. Truyền thông có nhiệm vụ định hướng, có nhiệm vụ phản ảnh những hiện tượng trong những nguyên lý xử sự chung của cộng đồng, trong đó có văn hóa, cảnh báo những hiện tượng làm suy đồi tình cảm, đạo đức và tư duy của công chúng, đặc biệt là giới trẻ, đối tượng rất nhạy cảm. Cỗ vũ cho những kiểu ăn mặc như Thủy Tiên, tôi rất lấy làm lo ngại.

Mấy lời ngắn ngủi, mong độc giả lượng thứ. Tôi đề nghị Ban biên tập gửi bản thảo đã biên tập, cắt bỏ cho tôi trước khi đăng bài này.

Trần Thu Trang (Đại học Văn hóa Hà Nội)

(*) Đây là quan điểm riêng của tác giả, không phải là quan điểm của báo. Người biên tập đã cắt bỏ những đoạn không phù hợp.

Độc giả cần tranh luận, xin gửi bài về email: toasoan@nguoiduatin.vn, độ dài mỗi bài không quá 800 từ. Tòa soạn giữ quyền biên tập. Lưu ý: Bài gửi về đề tài này không có nhuận bút.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.