Tập tục có tự bao giờ?
Người Raglai còn có quan niệm cho rằng: “Điều quan trọng không kém là trong khi ngủ thảo nếu không có hành động gì quá giới hạn, tức là họ đã tôn trọng bản làng, tuân theo truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có thể nhận được sự đồng ý của gia đình hai họ và bản làng để tiến hành hôn nhân, chung sống trọn đời”.
Quả thực, ham muốn thể xác nhiều khi vượt qua những quy định của luật tục, vì thế việc “ngủ thảo” cho thấy được bản lĩnh của họ như một cách để họ ra mắt bản làng của mình. Việc xa nhất mà họ có thể làm trong đêm ngủ thảo là nắm tay nhau. Nếu xảy ra chuyện ân ái họ có thể bị phạt hàng chục con lợn, gà, phải mổ trâu, mổ bò để chuộc lỗi với xóm làng.
Ông Phạm Văn Hợp – trưởng phòng Văn hóa thong tin huyện Khánh Sơn, Khánh Hòa, nơi có 15 ngàn người Raglai sinh sống – cho biết: “Phải từ 20 tuổi trở lên mới được ngủ thảo. Việc ngủ thảo được thực hiện trong một nhà dài, là một dạng nhà truyền thống của người Raglai. Các đôi nam nữ vào đó ngủ chung, mỗi đôi một chỗ khác nhau”.
Theo ông Mấu Quốc Tiến, chuyên gia nghiên cứu văn hóa, được mệnh danh là người giữ hồn Raglai với việc 25 năm nghiên cứu sưu tầm văn hóa và dân ca Raglai, cho biết: “Tục ngủ thảo quan trọng nhất là ở chỗ thử thách các nam thanh nữ tú đang tràn đầy sức sống. Cho họ ngủ thảo mà họ vẫn giữ được con người mình, vẫn làm chủ được mình, không đi quá giới hạn thì đáp ứng được thử thách về con người cũng như sự tôn trọng lẫn nhau của đôi bạn trẻ”.
“Ngủ thảo” cho thấy được bản lĩnh của họ như một cách để họ ra mắt bản làng của mình (Ảnh minh họa).
Người Raglai quan niệm: hôn nhân mà không có tình yêu, chắc chắn dẫn đến đau khổ. Việc ngủ thảo diễn ra theo ý người nam và người nữ, họ không cần phải hỏi gia đình, điều này thể hiện sự bình đẳng và tôn trọng quyền tự quyết trong hôn nhân của người Raglai. Các đôi nam nữ có thể đã quen biết nhau từ trước đó, việc ngủ thảo là để xem liệu có nên ở bên nhau trọn đời hay không? Nếu trước đó họ chưa thân thiết thì việc ngủ thảo là để hiểu về nhau hơn.
Hiện nay, ngủ thảo chỉ còn lại trong ký ức của người dân nơi đây, lớp trẻ đã không còn biết đến tục ngủ thảo nữ. Bà Mấu Thị Diên, 91 tuổi, người Raglai sống tại Sơn Bình, Khánh Sơn cho biết: “Tôi vẫn có nhớ ngày xưa có tục ngủ thảo kén chồng, nhưng hiện nay đã không còn nữa, có luật pháp và xã hội mới rồi. Ngủ thảo là để tìm hiểu nhau, thử long nhau chứ không phải để làm chuyện bậy bạ. Nếu mà vi phạm sẽ bị phạt nặng lắm, có thể bị đuổi khỏi xứ”.
Giải mã bí ẩn thuật tình yêu
Sau những đêm lễ hội, đắm chìm trong hương sắc núi rằng cùng tiếng Mã La rộn rang, thôi thúc, trai giái Raglai có thể trở về nhà sàn để ngủ thảp. Nữ giới là người có quyền quyết định xem mình sẽ ngủ thảo với ai? Thực hiện việc này trong bao lâu? Người dân nơi đây luôn tôn trọng phụ nữ trong xã hội dù là quá khứ hay hiện tại. Với họ, người phụ nữ giữ vai trò phát triển nòi giống, tức là phát triển xã hội, làm xã hội đông đúc và giàu có hơn. Người phụ nữ luôn được tôn vinh và giữ quyền làm chủ trong mọi vấn đề đặc biệt là chuyện tình cảm.
Buổi đêm thanh vắng giữa núi đồi bao la, bên cạnh bếp lửa nồng ấm trong ngôi nhà sàn cao ráo, thoáng mát là lúc họ bên nhau, tìm hiểu lẫn nhau, từ tính cách, sở thích đến công việc hay gia đình. Nếu cảm thấy thích hợp thì tìm đến bên nhau, cô gái sẽ thưa chuyện với gia đình và thông qua già làng, trưởng bản xem như đã thông báo với chính quyền về mối quan hệ mới xác lập đã rõ ràng giữa đôi trẻ.
Các bạn trẻ chỉ được phép ngủ thảo với một người trong thời gian đó mà thôi. “Nếu trong thời gian ngủ thảo với người này, mà còn đi ngủ thảo với người khác, tức là người không đứng đắn, không rõ rang chuyện tình cảm sẽ bị xã hội xa lánh, ruồng rẫy”, ông Hợp. Trường phòng văn hóa thông tin Khánh Sơn cho biết. “Có thể ngủ thảo với người khác nhưng là trong một ngày lễ hội năm khác, chứ ngay trong năm đó thì tuyệt đối không được”, và chỉ diễn ra vào ban đêm, ban ngày ai về nhà nấy, có thể xem như chưa từng gặp nhau.
Người Raglai ngày nay vẫn còn lưu truyền những câu hát về tình yêu lứa đôi: “Cái miệng nhà gái chịu ăn trầu, cái miệng nhà gái chịu ăn miếng cau, cái miệng nhà gái nó uống chén rượu” thì tức là nhà gái “đã ưng cái bụng” rồi. Ở đây, miếng trầu vẫn là đầu câu chuyện, tục nhai trầu vẫn phổ biến ở người Raglai sinh sống nơi này. Trầu cau dạm ngõ là không thể thiếu, nhà trai sẽ phải mang đến hỏi chuyện nhà gái sau khi cô gái ngỏ ý muốn tiến tới hôn nhân bền chặt. Dù theo chế độ mẫu hệ, nhưng vai trò của người đàn ông vẫn rất quan trọng trong xã hội Raglai.
Những người có quyền lực trong cộng đồng người Raglai sẽ chịu trách nhiệm xét xử, thi hành, hoặc giám sát quá trình xử phạt người phạm tội. Không ai biết rõ những hình phạt như vạy có từ bao giờ, chỉ biết rằng, khi có ngủ thảo là đã có những hình phạt ấy. Nó như ám ảnh mọi thế hệ người Raglai dù ở độ tuổi nào đi chăng nữa đó là sự răn đe của xã hội xưa cho những ai vi phạm. Trong những câu ca dân gian, bên cạnh những lời hát về sự ngọt ngào, quý trọng của tình yêu thì kèm theo đó sự nhắc nhở về hình phạt đi kèm nếu vi phạm luật tục ngủ thảo.
Thời gian chờ ngày cưới là thời khắc cực kỳ qua trọng, thử thách sự thủy chung, son sắt của chàng trai. Nếu anh ta bỏ đi tìm người khác, hoặc phụ tình từ chối cưới hỏi tức là đã vi phạm luật tục, chịu sự lên án gay gắt của cộng đồng.
Trên nương rẫy hay trong các bản làng người Raglai, các chàng trai vẫn thường lưu truyền những câu dân ca: “Của cải đã trao tặng coi như đã ném xuống sông, nó còn phải chịu cúng tạ lỗi ông bà, làm góa bụa trầu cau lỡ làng duyên phận, nó phải chịu phạt cho dòng họ người ta, phải chịu lỗi với ông mai, bà mối”. Văn hóa ngủ thảo đã đi vào trong thi ca dân gian, văn hóa truyền miệng của người Raglai.
Nếu để ý thấy trên trang phục của người phụ nữ Raglai mà điển hình là bà Mấu Thị Diên, ta sẽ dễ dàng quan sát thấy điều đó. Trên trang phục của những thiếu nữ đã hoặc sắp lấy chồng sẽ có nhiều vòng cườm hoặc vòng đeo tay bằng bạc, đồng, cũng có thể là nhẫn đeo tay hay trâm cài tóc. Khi thấy những dấu hiệu đó, không nên buông lời chọc ghẹo những người phụ nữ này.
Luật tục ngủ thảo nhằm tạo sự bình đẳng giới trong xã hội, hình phạt kèm theo để giữ gìn truyền thống tốt đẹp của tổ tiên, tránh xảy ra những chuyện không hay, làm đổ vỡ những cuộc hôn nhân đã định. Bà Y Miên, người Raglai, sống tại Tô Hạp, Khánh Sơn, nói về những hình phạt ấy: “nó đã bắt người ta ở rể là đã thành người nhà nó, mà nó còn tráo trở thì nó phải chịu phạt trả lại của cải, của một phải trả thành hai. Phải chịu phạt tạ tội đến ông bà người ta”, đây cũng là câu hát dân gian mà một số thiếu nữ Raglai đến tuổi cập kê thường hát mỗi khi lên rừng hoặc làm rẫy.
Theo trí nhớ của những cụ cao niên trong cộng đồng người Raglai, đám cưới của những cặp đôi vi phạm luật tục sẽ không được xã hội đồng tính, do đó chỉ được phép tiến hành trong gia đình dưới hình thức là lễ tại tội với ông bà, cha mẹ và Nhang Giàng để rửa sạch ô uế, dơ bẩn, thể hiện sự ăn năn hối lỗi.
Theo những truyền thuyết và lời kể của dân gian, những đám cưới ấy, họ không cho phép cô dâu, chú rể đi cửa chính vào nhà. Đám cưới này sẽ không có sự chia vui của an hem, họ hàng, bạn bè và xóm làng. Đây là sự trừng phạt cực kỳ ghê gớm, ảnh hưởng lâu dài đến tình cảm vợ chồng với hàng xóm, thôn bản.
Tổ tiên người Raglai đặt ra tục ngủ thảo và những hình phạt là để tạo điều kiện cho các đôi nam nữ đến với nhau, đồng thời có giá trị như một bài học về giáo dục giới tính dưới hình thức sơ khai. Hiện nay, ngủ thảo không còn nữa, nhưng trong những bài hát ca dao, và sâu thẳm tiềm thức người dân vẫn in hằn những hình phạt và sự kỳ thị của xóm làng về việc quan hệ thân xác trước hôn nhân.
Theo Báo công lý