Nhiều người hâm mộ Tây Du Ký thường nghĩ rằng phép Cân Đẩu Vân là một trong 72 phép biến hóa (72 phép Địa Sát) mà Tôn Ngộ Không học được từ Bồ Đề Tổ Sư. Tuy nhiên, sự thật lại không đơn giản như vậy. Hãy cùng khám phá câu chuyện thú vị về phép thuật thần thông này.
Lý do Bồ Đề Tổ Sư truyền dạy Tôn Ngộ Không Cân Đẩu Vân
Theo diễn biến truyện, sau khi học được 72 phép biến hóa, Ngộ Không phô diễn khả năng bay lên không trung trước mặt Tổ Sư. Tuy nhiên, Tổ Sư cười và cho rằng Ngộ Không chỉ đang bay theo cách của "vong vân" (nhảy nhót), chưa phải đằng vân của thần tiên, tức là phép bay thần tốc. Ngộ Không hăm hở xin học thêm phép đằng vân, và Bồ Đề Tổ Sư đã dạy cho Ngộ Không bí quyết Cân Đẩu Vân, giúp bay nhanh hơn cả tên bắn.
Đặc biệt trong Tây Du Ký, ngoài Tôn Ngộ Không học được Cân Đẩu Vân ra thì gần như không có nhân vật nào biết và sử dụng Cân Đẩu Vân.
Tính năng của Cân Đẩu Vân
Cân Đẩu Vân là một phép thuật riêng biệt không liên quan đến 72 phép biến hóa. Theo lời Bồ Đề Tổ Sư với phép Cân Đẩu Vân, chỉ cần nhún người là có thể có thể đi được 10 vạn 8 nghìn dặm.
Cân Đẩu Vân có thể bay nhanh hơn nhưng phép thuật của các vị thần tiên khác. Điều này được chứng minh khi lần đầu lên Thiên đình, Ngộ Không đã bay nhanh hơn cả Thái Bạch Kim Tinh, và ngay cả khi giao đấu với Nhị Lang Thần và vòng vây của thiên binh thiên tướng, Ngộ Không cũng dễ dàng chạy thoát. Hơn nữa khi chạm mặt Phật Tổ Như Lai, Tôn Ngộ Không cũng cực kỳ đắc ý với khả năng bay nhanh của mình.
Ý nghĩa của phép Cân Đẩu Vân
Phép Cân Đẩu Vân không chỉ là một phương thức di chuyển mà còn là biểu tượng cho sức mạnh và sự tự do của Tôn Ngộ Không.
Nhờ có Cân Đẩu Vân và 72 phép Địa Sát, Tôn Ngộ Không không chỉ là một bậc thầy biến hóa, mà còn có khả năng di chuyển với tốc độ nhanh vượt trội, góp phần tạo nên hình tượng bất khả chiến bại của nhân vật trong lòng độc giả.
* Bài viết theo quan điểm của tác giả!
Quốc Tiệp