Bí ẩn lý do S-300 vẫn tiếp tục án binh bất động trước mưa tên lửa Israel giội vào Syria

Bí ẩn lý do S-300 vẫn tiếp tục án binh bất động trước mưa tên lửa Israel giội vào Syria

Vũ Thu Hương

Vũ Thu Hương

Thứ 5, 02/04/2020 09:00

Các chiến đấu cơ của Israel đã phóng rocket ngay “trước mũi” hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga S-300, tuy nhiên vũ khí này vẫn án binh bất động.

Theo Avia.Pro, các chiến đấu cơ của Israel đã phóng rocket ngay “trước mũi” hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga S-300.

Quân đội Israel không chỉ mới triển khai cuộc tấn công vào các vị trí của quân đội Syria ở tỉnh Homs mà còn trêu ngươi hệ thống S-300, vũ khí phòng thủ được xem là tân tiến nhất ở đây.

Tuy nhiên, chiến đấu cơ Israel dù phóng tên lửa vào khu vực thuộc phạm vi hoạt động của S-300 nhưng vũ khí này "lặng im như tờ" chịu trận.

Chiến đấu cơ Israel mở đợt tấn công tên lửa vào Syria từ không phận của Lebanon. Cuộc tấn công này được triển khai từ khu vực bờ biển và tên lửa được bắn từ nhiều hướng khác nhau nhưng hệ thống phòng thủ của Syria đã đánh bại. Tuy nhiên, S-300 vẫn án binh bất động, không một mảy may có động thái nào đáp trả chiến đấu cơ của Israel.

Tiêu điểm - Bí ẩn lý do S-300 vẫn tiếp tục án binh bất động trước mưa tên lửa Israel giội vào Syria

Các báo cáo hiện tại cho thấy, phòng không Syria đã đánh chặn thành công một số trong tổng số 10 tên lửa (nhiều nguồn tin là 8) Israel bắn vào căn cứ Shayrat, tuy nhiên chiến tích này không thuộc về hệ thống phòng không S-300.

Đây không phải là lần đầu tiên Israel thực hiện kiểu chiến thuật không kích như trên nhằm vào các mục tiêu quân sự của Syria, bản thân Damascus cũng hiểu rõ điều này. Chính vì thế hầu hết trận địa S-300 của phòng không Syria đều được bố trí xung quanh Damascus và Homs các khu vực vốn nằm gần biên giới Lebanon hoặc Israel.

Cuộc không kích Shayrat vừa qua cũng cho thấy, phòng không Syria chiến đấu kém hiệu quả khi phải đối mặt với các cuộc không kích quy mô lớn và tình hình này sẽ không thể cải thiện nếu sức mạnh của S-300 không được tận dụng

Theo một số nguồn tin, các tên lửa của Israel đã bắn trúng ít nhất bốn mục tiêu ở căn cứ Shayrat. Trong khi một số khác lại cho biết cuộc tấn công của Israel không đạt được mục tiêu mà họ đề ra.

Theo các báo cáo, nguyên nhân của vụ tấn công vẫn là nhằm vào lực lượng Iran ở biên giới với Lebanon.

Hồi cuối tháng 9 năm 2018, Nga tuyên bố sẽ chuyển hệ thống S-300 sang Syria sau khi hệ thống phòng thủ của quốc gia Trung Đông này bắn nhầm máy bay Nga IL-20. Khi nhầm máy bay Nga với máy bay Israel, Syria đang sử dụng hệ thống S-200.

Vào ngày 2/10/2018, Nga tuyên bố đã hoàn tất việc chuyển giao hệ thống S-300 cho Syria. 49 đơn vị gồm trang thiết bị như radar, xe chuyên chở, 4 bệ phóng đã được chuyển giao, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho hay.

Các hệ thống phòng bị cuộc chiến tranh điện tử mới cũng được gửi tới Syria, gồm hệ thống được thiết kế để kiểm soát một "khu vực gần" là 50km và "khu vực xa" là 200km nhằm chống đỡ các cuộc tấn công của Israel, một báo cáo cho hay.

Tuy nhiên, hệ thống phòng không của Nga S-300 được triển khai tới Syria đã không hoạt động trong các đợt Israel tấn công vào Syria.

S-300 là một loạt các hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa Nga do tổng công ty khoa học công nghiệp Almaz sản xuất dựa trên phiên bản S-300P đầu tiên. Hệ thống S-300 ban đầu được phát triển để tăng cường khả năng chống lại máy bay và tên lửa hành trình đối phương. Các biến thể sau đó được phát triển để đánh chặn cả tên lửa đạn đạo chiến thuật.

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.