Bí ẩn hay ma thuật?
Thời báo London, 20/7/1836, viết: "Vào một ngày đầu tháng 7/1836, vài đứa trẻ rủ nhau lên những ngọn đồi thuộc rặng núi đá Edinburgh để tìm hang thỏ rừng. Nơi này được gọi là ghế Arthur. Bên trong rặng núi, chúng vô tình thấy những phiến đá mỏng có thể dịch chuyển được, vậy là chúng đã kéo những phiến đá đó ra.
Một chiếc hang nhỏ hiện ra, ở bên trong là 17 cỗ quan tài bé, dài cỡ 12 phân. Bên trong những cỗ quan tài đó là những mẫu vật nhỏ được làm bằng gỗ. Mỗi vật nhỏ đó được phục sức khác nhau cả về phong cách lẫn chất liệu. Các cỗ quan tài được xếp thành 3 tầng, 2 tầng trên mỗi tầng 8 cỗ, tầng thứ 3 chỉ có 1 cỗ duy nhất.
Sự phân chia một cách đặc biệt này tạo nên những mốc tính ước lượng về thời gian khá là mờ mịt, được dẫn giải như sau: Những chiếc quan tài nhỏ này được mang đến đặt vào hang một cách đơn lẻ, trải dài qua nhiều thời điểm liên tục trong nhiều năm.
Ở tầng thứ nhất, các cỗ quan tài gần như bị hư hỏng, chúng bị một lớp mốc meo bao phủ. Tầng thứ hai, sự ảnh hưởng của thời gian có vẻ không đáng kể lắm. Tầng cuối cùng thì cho thấy nó còn khá mới so với thời điểm phát hiện".
Ước đoán của Fort cho đến nay vẫn được coi là khá chính xác, vì dù hơn một thế kỷ đã qua đi nhưng nguồn gốc và mục đích của các cỗ quan tài mi ni này vẫn chưa được lý giải một cách xác thực nhất. Trong 17 bộ quan tài đó thì ít hơn một nửa trong số chúng còn nguyên vẹn do bọn trẻ vô ý đùa nghịch và bị phá hỏng do va đập.
Những chiếc nguyên vẹn, sau đó thuộc bộ sưu tập tư nhân của Robert Frazier, một người chuyên kinh doanh đá quý ở phố Nam Andrews. Ông đã rất trân trọng và nâng niu những mẫu vật nhỏ bé này và chúng có một chỗ đứng riêng trong bảo tàng thuộc sở hữu cá nhân của ông.
Những giả sử về nguồn gốc
Có những bằng chứng mạnh mẽ cho thấy rằng, những chiếc quan tài có cùng nguồn gốc và cùng một nhóm với những chiếc mà Frazier đã từng sở hữu. Những mẩu tin nhỏ lẻ lác đác xuất hiện trên mặt báo sau khi những khác biệt và nghi vấn được đặt ra.
Năm 1956, theo một trích dẫn từ nguồn tin không được kiểm chứng, tờ tin buổi tối phát đi một thông điệp ngắn ngủi rằng, những mẫu vật đó chính xác là những mẫu được tìm thấy vào năm 1836. Mẫu vật kia là hóa thân cho những người lùn Scotland.
Một chi tiết thú vị nữa, vào cái ngày phát hiện ra những cỗ quan tài tí hon, một thầy giáo tên Ferguson là thành viên của hội khảo cổ học địa phương khi biết được các cậu học trò của mình tìm ra những mẫu quan tài nhỏ trong hang động liền mang những phần còn lại về nhà và nghiên cứu.
Ông và các đồng nghiệp tại địa phương đã rất ngạc nhiên, vì đây là lần đầu tiên họ nhìn thấy những vật như vậy. Phóng viên Robert Chapman đã thực hiện một cuộc tìm kiếm trong tàng thư các vùng Edinburgh và có một sự trùng hợp cũng khá thú vị. Có hai người cùng tên Ferguson cùng làm việc tại Edinburgh vào thời điểm năm 1836. Đó là George Ferguson, một giáo sư bậc thầy tại Học viện Edinburgh và Findlay Ferguson là giáo viên tiếng Anh, Toán học tại trường Phục sinh Duddingston.
Hồi ký của Chapman còn giải thích hành trình phiêu bạt của những cỗ quan tài này là từ đám trẻ nghịch ngợm đến những nơi trang trọng của giới quý tộc thời bấy giờ. Vị trí chính xác hang động nơi tìm thấy các vật này cũng khá mơ hồ. Theo một huyền tích khác vẫn được truyền tụng trong dân chúng thời bấy giờ thì đó là nơi an nghỉ của các tiên. Chapman vẫn nghiêng về giả thiết, chính thầy giáo Findlay Ferguson là người tiếp nhận các cỗ quan tài đó, vì trường Duddingston ở bên dưới mặt hướng Nam của ghế Arthur.
Theo các nguồn tư liệu khảo cứu thì các cỗ quan tài thực chất không phải nằm trong một hang động đúng nghĩa, đó có vẻ là một hốc đá to hơn bình thường, được che chắn bởi 3 phiến đá mỏng, cắt vát thành hình nón, đặt so le với nhau để tránh tác động của thời tiết. Các tài liệu thuộc sở hữu của hội Cổ vật Scotland còn cho biết thêm rằng, có ít nhất một phiến đá được đẽo gọt khá thô lỗ có vẻ như để làm bia mộ chung cho những cỗ quan tài này.
Mộc nhân và quan tài tí hon
Những mẫu vật bên trong quan tài được chế tác khá cẩn thận, mang dáng dấp của một người bình thường và được làm bằng gỗ, khuôn mặt đặc biệt được chăm chút khá kĩ và tốt. Tất cả những hình nhân bằng gỗ này đều được phục sức từ đầu đến chân bằng quần áo bông, sẵn sàng đón chờ cái chết một cách thanh thản nhất.
Các cỗ quan tài có chiều dài từ 9-12cm, hình chữ nhật, nắp quan tài được cắt khá vừa vặn, ngoại trừ mi mắt được luồn dây thép cố định với một sợi dây khác nằm bên trong quan tài. Bề mặt ngoài được nạm đồ trang trí, đôi khi được gắn những mảnh thiếc nhỏ trên nắp, chúng khá khít nhau khi đậy vào.
Ban đầu, một số nhà nghiên cứu cho rằng, những cỗ quan tài là sản phẩm của người lùn Scotland, một số khác lại cho rằng đó là phần còn lại của một thủy thủ đoàn 17 người gặp nạn trên biển và bị mắc kẹt lại đây cho đến chết. Rất nhiều giả định được đưa ra phần vì các cỗ quan tài đến tay các nhà nghiên cứu sau này, lũ trẻ đã vô tình xáo trộn nguyên bản, rất may nhờ các hình nhân được mặc các trang phục khá phù hợp với mỗi loại quan tài nên từ đó các nhà nghiên cứu có cái nhìn tổng quát hơn.
Sau này Allen Simpson, cựu Chủ tịch hiệp hội Nghệ thuật hoàng gia Scotland và hiện đang là thành viên của khoa Lịch sử Cổ điển, đại học Edinburgh cùng với Samuel Menefee, giáo sư cao cấp của trung tâm luật An ninh quốc gia tại đại học Virginia đã bắt đầu công cuộc tìm hiểu bí ẩn đằng sau những hình nhân bằng những hiện vật còn sót lại.
Sau khi liên kết các dữ liệu và phân tích carbon, Simpson và Menefee cho rằng, 17 bức tượng nhỏ được chôn cất vào cùng một thời điểm, đó là vào năm 1830 bởi một người hoặc một nhóm người thực hiện trong một khoảng thời gian rất ngắn. Điều này khá hợp lý, vì trong khoảng thời gian 1827-1828, một vụ án khủng khiếp đã xảy ra, 17 người mất tích một cách bí ẩn và không bao giờ trở về. Sau này, nhà cầm quyền đã tìm ra thủ phạm là William Burke và William Hare, kẻ đã gây nên vụ án mà thời đó được gọi là vụ án cảng Tây.
Bảo Long (Theo Caledonian Mercury; Edinburgh Evening Post; Kỷ yếu hội Nghệ thuật Scotland)