Cuộc chiến không cân sức
Hải quân Đức nổi tiếng với những chiếc tàu ngầm U-boat và sự tấn công tàu địch bất ngờ. Chúng gần như tàng hình trước quân đồng minh. Tuy nhiên, sau này, khi phe đồng minh phát minh thiết bị định vị cao tần, ưu thế ẩn hiện trong bóng đêm của tàu ngầm Đức mất tác dụng bởi các chiến hạm ngay lập tức biết được sự có mặt của tàu ngầm Đức. Chiến thuật dùng tàu ngầm tấn công bất ngờ tàu chiến dần thất bại. Nhược điểm của tàu ngầm thời kỳ đó là phải nổi lên mặt biển mới có thể tấn công. Do đó, ưu thế duy nhất của nó là nổi lên bất ngờ, phóng ngư lôi khi chiến hạm đối phương còn chưa biết vị trí tàu ngầm.
Chiến hạm Bismarck bất khả chiến bại.
Vì vậy, hải quân Đức đã quay sang chế tạo một chiến hạm khổng lồ "không bao giờ bị đánh chìm", tăng thêm sức mạnh của hải quân bên cạnh tàu ngầm. Bismarck hạ thuỷ ngày 14/2/1939 với một dàn hoả lực mạnh gồm 8 khẩu pháo 380mm, 12 khẩu 150mm. Dàn pháo phòng không 14 khẩu 105mm và nhiều vũ khí tự động. Trong trận chiến này, đi theo Bismarck là tuần dương hạm Prinz-Eugen, trọng tải 15.000 tấn. Prinz-Eugen cũng được trang bị vũ khí với sức công phá lớn.
Đối thủ của Bismarck trong trận chiến này là Hood, niềm tự hào của hải quân Anh. Sức mạnh của Hood là tốc độ, một tiêu chuẩn hàng đầu theo quan niệm cổ về tuần dương hạm. Điểm yếu của Hood là nó được thiết kế trái với quy tắc tự bảo vệ của các tàu đường dài: Chỉ có một số bộ phận của tàu là có thể chống được đạn 305mm. Hood là một trong bốn chiến hạm giống hệt nhau dự định đóng nhưng chỉ có Hood được hoàn thành. Vì thế, Hood được xem như phiên bản duy nhất và là biểu tượng tự hào của hải quân Anh. Trong cuộc săn lùng chiến hạm Bismarck, Anh dự tính chỉ cần Hood và Prince of Wales là đủ.
Chiếc Wales chỉ hạ thuỷ trước chiếc Bismarck có vài tháng nên có thể xem như cùng thế hệ với Bismarck. Điểm mạnh của Prince of Wales là có một lớp vỏ dày 406mm. Bộ Hải quân Anh hoàn toàn có cơ sở tin rằng, hai chiến hạm mạnh này có thể hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt Bismarck. Thế nhưng, mặc dù trận hải chiến lịch sử trên Đại Tây Dương này đánh dấu "cái chết" của chiếc chiến hạm không bao giờ chìm của Đức nhưng một lực lượng hùng hậu của hải quân Hoàng gia Anh cũng đã phải chịu bao tổn thất nặng nề. Gần đây, các nhà nghiên cứu người Mỹ với phương tiện kỹ thuật hiện đại đã tìm thấy xác con tàu này dưới biển.
Được tin, đoàn tàu vận tải Anh bắt đầu rời Hoa Kỳ chở hàng về nước, các thống chế Đức quyết định cử hai tàu đi đón đầu và tiêu diệt. Thiết giáp hạm Bismarck có nhiệm vụ tấn công tiêu diệt các tàu chiến hộ tống còn tuần dương hạm Hoàng tử Eugen sẽ xử lý các tàu hàng. Ngoài ra, hai tàu thiết giáp Scharnhorst và Gnayzenau đang neo đậu trong hải cảng Brest của Pháp (bấy giờ đang bị Đức chiếm đóng) sẽ sẵn sàng tiếp ứng cho hai tàu trên. Trong trường hợp cần thiết, quân Đức sẽ huy động lực lượng tàu ngầm trợ chiến. Đích thân Đô đốc Lutiens, Tư lệnh hải quân Đức chỉ huy chiến dịch và trực tiếp có mặt trên thiết giáp hạm Bismarck - chiếc tàu chiến lớn thứ nhì thế giới khi đó, chỉ sau tàu Hood của Anh.
Năm 1941, Bismarck và Hoàng tử Eugen rời cảng Gotenhafen tiến về phía eo biển Ban tích. Người Anh hiểu ra ngay ý đồ của hai tàu Đức. Từ hải cảng Skara Flow, căn cứ hải quân lớn nhất của Anh, Phó đô đốc Holland được lệnh ra quân trên siêu hạm Hood. Dẫn đầu hải đoàn gồm Hood, thiết giáp hạm Wales và sáu khu trục hạm. Đích thân Tư lệnh Tovy chỉ huy một hạm đội gồm thiết giáp hạm King George V, hàng không mẫu hạm Victorious, bốn tuần dương hạm và bảy khu trục hạm tiến về phía bờ biển Tây Nam Ireland. Như vậy, quân Anh đã giăng bẫy kỹ lưỡng, đón đầu hải quân Đức.
Tối ngày 23/5, tàu Souffolk phát hiện ra Bismarck và Hoàng tử Eugen. Sau đó, tàu Norfolk tiếp cận đối phương nhưng bị Bismarck bắn liên hồi nên phải rút lui, tuy vậy Norfolk vẫn kịp thông báo tình hình tàu Đức cho Tovy. Ông này ra lệnh cho tàu Souffolk và Norfolk tiếp tục đeo bám còn hải đoàn của Holland thì mở hết tốc lực thẳng tiến theo hướng Tây. Nhờ ưu thế của vị trí mai phục và nhất là các tín hiệu chỉ dẫn do nhóm Norfolk đánh đi, các chiến hạm mai phục đã dễ dàng nhận ra bóng của hai chiếc chiến hạm hằng mong đợi. Ngay lập tức, tại đó đã nổ ra trận hải chiến khốc liệt. Nhưng Hood nhanh chóng rơi vào thế bất lợi bởi vỏ bọc yếu khi đối đầu với chiếc Bismarck khổng lồ.
Đô đốc Gunther Lutiens (người bắt tay bên phải).
"Cái chết bất ngờ" của Bismarck
"Cơn mưa" đạn pháo cứ thế lao về phía hai bên. Khi lửa bốc lên ở chiến hạm Bismarck thì thảm hoạ xảy ra với Hood. Đạn pháo của phía Đức đã xuyên thủng mái và thân tháp của Hood và làm cháy số đạn đang được chuyển từ hầm lên phòng bắn. Ngọn lửa lan tới hầm đạn trước khi hầm được xả cho ngập nước, tức là trước khi lượng thuốc nổ khổng lồ trong hầm được nước bảo vệ. Tai hoạ nhấn chìm Hood chỉ trong vòng mấy giây. Hood nổ tung và chìm ngay lập tức. Sau khi đánh đắm Hood, tàu Bismarck quay sang bắn tàu Wales. Để không bị chung số phận với tàu Hood, tàu Wales thả khói mù chạy trốn.
Việc mất chiếc Hood là một đòn đau cho hải quân Anh, như tưới thêm dầu vào ngọn lửa phục thù của người Anh. Hai chiếc Norfolk và Suffolk vẫn kiên trì bám theo "con mồi", bất chấp các hành động khiêu khích của địch thủ. Những chiếc máy bay xuất phát từ đảo Island cũng tới liên lạc với hai chiến hạm Anh và ngay lập tức nhận được thông báo, Bismarck bị mất tốc độ và để lại phía sau một vệt dầu, dấu hiệu cho thấy vỏ tàu "có vấn đề". Như vậy, tuy hạ được siêu hạm Hood nhưng Bismarck cũng bị hư hại đáng kể. Đô đốc Lutiens sau đó đã liên lạc với tổng hành dinh và được lệnh cho phép Bismarck về một trong những cảng Pháp, còn tàu Hoàng tử Eugen vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tấn công đoàn tàu hàng. Nhờ sự mất tốc độ đó, chiếc Prince of Wales với sự trợ giúp của Norfolk và Suffolk đã đuổi kịp Bismarck.
Nhưng rồi, Bismarck lại bất ngờ chạm trán với khu trục hạm Piorun. Chiếc tàu nhỏ này không có đại pháo nhưng lại dễ dàng bắn nát Bismarck bằng đạn 120 ly. Nhìn thấy luồng lửa đạn, các tàu Anh xúm vào trợ lực cho Piorun. Hai trái ngư lôi bắn trúng tàu Bismarck. Chiếc thiết giáp hạm khổng lồ khựng lại. Được lệnh của Tovy, tàu Dorsetshire tiến lại gần Bismarck, nã hai trái ngư lôi vào hông phải và một trái nữa vào hông trái. Bên tàu Bismarck, Lutiens ra lệnh cho thuỷ thủ đoàn đặt chất nổ vào khoang máy và chuẩn bị rời tàu, còn ông ta và thuyền trưởng sẽ ở lại trong đài chỉ huy để cùng chết với con tàu. Nhưng tàu Bismarck không chịu nổi sự công phá dữ dội của quân Anh, đã chìm sớm hơn dự kiến của Đô đốc Lutiens. Chiếc Bismarck cuối cùng cũng "chết" cùng sự tổn thất nặng nề của hải quân Anh dù trận này hải quân Anh đã giành chiến thắng.
Ý nghĩa "cái chết" của chiến hạm Bismarck Mặc dù Bismarck đã bị chìm nhưng Bismarck vẫn luôn là niềm tự hào của hải quân Đức. "Cái chết" của Bismarck đã chấm dứt một thời kỳ hoàng kim ngắn ngủi của thiết giáp hạm mang những quả pháo nặng nề mà ngày nay, chúng chỉ còn nằm trong bảo tàng. Săn đuổi và vượt thoát Bộ tư lệnh hải quân Anh lập tức điều động một lực lượng khổng lồ bổ sung cho cuộc săn tàu Bismark. Lực lượng này gồm thiết giáp hạm Rodnay, hàng không mẫu hạm Arc Royal, tuần dương hạm Cheffild và một thiết giáp hạm từ cảng Galifaks tới. Ngoài ra, một thiết giáp hạm và bốn khu trục hạm đang hộ tống đoàn tàu hàng từ Mỹ về Anh cũng được huy động tăng cường cho lực lượng này. Nhưng một cuộc hải chiến nhỏ đã xảy ra, máy bay của Anh tấn công tàu Bismarck đã bị Bismarck bắn hạ và tiếp tục hành trình của mình. Khi quân Anh tưởng đã hết hy vọng tìm thấy đối phương thì bất ngờ chiếc thuỷ phi cơ Anh "Catalyna" nhìn thấy Bismarck ở vùng biển cách đất Pháp chừng 690 dặm. 15 chiếc máy bay ném bom, bất chấp thời tiết xấu, đã xuất trận và ráo riết tấn công mục tiêu. Một trong hai trái bom rơi trúng tàu Bismarck đã làm hư hỏng một bộ phận điều khiển. Lúc này, các tàu Anh đã gần cạn nhiên liệu, nếu không có quả bom "định mệnh" ấy, hẳn quân Anh đã phải bỏ dở cuộc "săn" này. Tuy nhiên, dù phần lái có bị trục trặc, Bismarck vẫn lợi dụng bóng đêm tiếp tục lẩn trốn. |
An Mai (Theo Military Factory)