Bí ẩn sau giấc mơ về ngôi mộ cổ 1000 năm (2)

Bí ẩn sau giấc mơ về ngôi mộ cổ 1000 năm (2)

Thứ 5, 01/08/2013 16:06

Câu chuyện bà Hoàng Thị Thiêm và em gái liên tục gặp những giấc mơ kỳ lạ khi “người âm” chủ động về mách bảo ngôi mộ của công chúa Lý Kiều Oanh (con vua Lý Thái Tông, cháu gái Lý Thái Tổ - cách đây gần 9 thế kỷ) đang bị một ngôi nhà xây đè lên, gây ngạc nhiên cho nhiều người.

Bởi, những thông tin mà bà Thiêm bắt gặp trong những giấc mơ trùng lặp nhiều điểm trên thực tế và được nhiều nhà khoa học vào cuộc nghiên cứu. Tuy nhiên, bản chất giấc mơ và thực tế của ngôi mộ cổ được tìm thấy còn nhiều điểm vẫn chưa thể sáng tỏ, cần được lý giải. 

Băn khoăn của các nhà khoa học

Ngôi mộ cổ ở Quảng Bình được tìm thấy nhờ vào giấc mơ kỳ lạ của bà Hoàng Thị Thiêm là có thật. Sự trùng hợp này là một điều bí ẩn khó lý giải. Tuy nhiên, công tác nghiên cứu, khảo cổ ở ngôi mộ cổ này vẫn chưa đem lại kết quả thuyết phục. Đến giờ, vẫn chưa đủ bằng chứng để khẳng định ngôi mộ này là của công chúa Lý Kiều Oanh con vua Lý Thái Tông.

Bởi, tấm bia đá khắc tên Lý Kiều Oanh công chúa và nền kiến trúc của ngôi mộ này mang đặc trưng kiến trúc thời Nguyễn. Trong di chỉ khảo cổ được tìm thấy, người ta phát hiện một số di vật có từ thời Trần, Lê. Đặc biệt, hiện nay, người ta vẫn chưa phát hiện di hài chủ nhân ngôi mộ. Trước hiện tượng này, nhiều nhà khoa học cho rằng, cần thiết phải khoanh vùng khảo cổ rộng hơn nữa để tìm kiếm. Nếu phát hiện ra di hài của công chúa Lý Kiều Oanh thực sự sẽ giải đáp được niên đại của ngôi mộ cổ và những nghi vấn khoa học cùng với sự chân xác từ giấc mơ lạ của bà Thiêm sẽ được làm sáng tỏ.

Miền trung - Bí ẩn sau giấc mơ về ngôi mộ cổ 1000 năm (2)

Nhiều hiện tượng lạ ngày nay đã được thổi phồng một cách phi khoa học.

Liên quan đến việc xác định niên đại ngôi mộ cổ và chủ nhân đích thực của người nằm dưới mộ, một hướng khác đang thắp lên nhiều hy vọng cho các nhà khoa học, phải tìm ra được văn bia ghi công trạng của người được chôn tại ngôi mộ này. Theo PGS.TS Nguyễn Lân Cường, Phó Tổng thư ký hội Khảo cổ học Việt Nam:  Thông thường những ngôi mộ cổ của người có công, có địa vị trong xã hội, phía trước phải có văn bia ghi rõ gốc tích, công trạng. Nhưng hiện nay giới khảo cổ vẫn chưa tìm thấy văn bia này trên mộ cổ ở Quảng Bình.

Trước những khúc mắc mà khoa học chưa thể làm rõ, đặc biệt sẽ có trường hợp không tìm thấy văn bia thất lạc và cũng sẽ chẳng thể phát hiện ra được di hài của công chúa Lý Kiều Oanh. Như vậy, sẽ không thể chứng minh đích thị người nằm dưới mộ là ai và lúc đó giấc mơ của bà Hoàng Thị Thiêm mãi mãi sẽ là một câu chuyện gây hiếu kỳ. Trước những thắc mắc trên, PV báo ĐS&PL có cuộc trao đổi với ông Vũ Thế Khanh, Giám đốc Liên hiệp Khoa học, công nghệ Tin học ứng dụng (UIA). Theo ông Khanh, nên cẩn trọng và không nên quy kết vội vàng tính xác thực của giấc mơ. Sự trùng lặp từ giấc mơ của bà Thiêm cùng với thông số khoa học do tiến hành khảo cổ mang lại mới mở ra cho chúng ta khả năng có thể giấc mơ của bà Hoàng Thị Thiêm là đúng, nhưng không vì thế mà chúng chắc như đinh đóng cột.

Theo ông Khanh: "Trên thực tế đã từng xảy ra hiện tượng ma giả ma, ma tự xưng Phật, thần tiên, vĩ nhân để được hưởng lợi. Không loại trừ trường hợp, có một cô công chúa tên Lý Kiều Oanh nhưng không phải con vua Lý Thái Tông, vì muốn được cứu giúp phần mộ của mình mà giở trò". Ông Khanh cho rằng, việc xác minh thông tin mà bà Hoàng Thị Thiêm thấy trong giấc mộng không khó. Có thể nhờ các nhà ngoại cảm tự kiểm soát lẫn nhau, một người trò chuyện và một người quan sát để phân biệt thật, giả. Nếu đường đột tin theo “lời của người âm” và xem thông tin đó là đúng thì rất nguy hiểm.

Miền trung - Bí ẩn sau giấc mơ về ngôi mộ cổ 1000 năm (2) (Hình 2).

TS. Vũ Thế Khanh cho rằng cần kiểm chứng giấc mơ của bà Thiêm bằng nhiều biện pháp khoa học.

Trùng hợp khó lý giải và mong muốn giải mã

Lời tâm sự chân thành của người trong cuộc

"Trong mấy năm qua, tôi nhận được nhiều thông tin về nhiều đề nghị từ tiền nhân. Tôi cảm thấy dường như mọi việc khác tôi phải gác lại để thực hiện tâm nguyện của tổ tiên. Tôi rất mong viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người (Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam) và cơ quan khoa học khác tạo điều kiện và giúp đỡ tôi cũng như những người có khả năng đặc biệt như tôi hoàn thành những nhiệm vụ mà tiền bối nhắc nhở con cháu để mãi mãi về sau đều biết đến tổ tiên giống nòi" - bà Hoàng Thị Thiêm đề nghị tại hội thảo khoa học "Về ngôi mộ cổ mới phát tích tại Đồng Hới, Quảng Bình do viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người; trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng phả học Việt Nam; Uỷ ban Nhân dân phường Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh, ban liên lạc dòng họ Lý Việt Nam tổ chức".

Bản thân ông Khanh cảm giác rất ngờ vực về người tự xưng là vua Lý Công Uẩn về báo mộng. Cũng theo ông Khanh, ngoài thông tin bằng phương pháp ngoại cảm mang lại, cần thiết phải vận dụng tích hợp nhiều phương pháp nghiên cứu của nhiều bộ môn khoa học khác nhau để tìm ra sự thật. "Chỉ khi nào mọi kết quả đều có chung một đáp án mới có thể khẳng định thông tin từ người âm đáng tin hay không".

Ông Khanh kể về câu chuyện tìm mộ thất lạc của nhà văn Nam Cao như một minh chứng cho cách làm sử dụng thông tin ngoại cảm để xác định một sự việc có thật.  Ông Khanh nhớ lại rằng, để tìm được phần mộ cho nhà văn Nam Cao.

Liên hiệp Khoa học công nghệ Tin học ứng dụng (UIA) đã huy động 7 nhà ngoại cảm. Tất cả những nhà ngoại cảm này đều được bí mật chỉ đạo và hoạt động độc lập, không một ai biết được có nhà ngoại cảm thứ 2 tham gia vào công tác này. Sau khi nhận thông tin từ các nhà ngoại cảm, hội đồng khoa học độc lập sẽ phân tích, đánh giá và kiểm chứng kết quả.

Hội đồng khoa học sẽ đem đối sánh những thông tin của 7 nhà ngoại cảm khác nhau, sau đó đối sánh với nhiều tư liệu liên quan đến cuộc đời của nhà văn Nam Cao. Sau khi có sự so sánh tìm ra được thông số thống nhất và phù hợp nhất mới triển khai tiến hành việc đi tìm mộ trên thực tế. Cuối cùng là việc đưa mẫu xương đi xét nghiệm ADN để kiểm nghiệm, có thực người nằm giới phần mộ là nhà văn Nam Cao hay không. Tới khi cho ra kết quả cuối cùng, chúng tôi mới khẳng định việc tìm mộ bằng phương pháp ngoại cảm đã thành công.

Ông Khanh nhấn mạnh: "Bản thân giấc mơ có cơ chế sinh học của nó. Thông thường, người ta nghĩ nhiều về một vấn đề, hoặc ban ngày hành động thế nào, ban đêm sẽ mơ về vấn đề đó. Giấc mơ cũng có thể đến do bệnh tình mang trong người dẫn đến người ta có thể hay gặp một số hiện tượng trong giấc mơ. Việc người âm báo mộng, thường gặp trong các câu chuyện kể dân gian, đa số trong đó do thêu dệt, cá biệt một số giấc mơ có thực.

Chính điều này gây cho chúng ta sự tò mò nhưng cũng dễ bị lợi dụng. Tôi cho rằng, khoa học cần thiết phải có cái nhìn đa chiều, nếu chưa rõ thực hư, phải kiểm chứng cụ thể bằng phương pháp duy vật. "Tôi là người có điều kiện tiếp cận nhiều với bà Hoàng Thị Thiêm. Tôi thừa nhận bà Thiêm là một người có khả năng đặc biệt "nhắm mắt vẫn đọc được sách" nhưng khả năng ngoại cảm của bà Thiêm cần phải được kiểm chứng kỹ hơn nữa. Bởi khả năng này rất ít người có được và chuyện vua Lý Công Uẩn về báo mộng cho bà Thiêm càng phải được kiểm chứng chặt chẽ hơn".

Cần nhiều phương pháp khoa học để kiểm chứng cho một giấc mơ

TS. Vũ Thế Khanh cho rằng: "Ở Việt Nam hiện nay, có rất nhiều người có khả năng đặc biệt như bà Thiêm. Tuy nhiên, mọi kết quả ngoại cảm cần phải được kết hợp với nhiều phương pháp khoa học để kiểm chứng. Tôi không phủ nhận, có nhiều giấc mơ của các nhà ngoại cảm đã dẫn khoa học đến với những bí mật lịch sử vĩ đại trong thực tế. Tuy nhiên, việc có thể khẳng định ngôi mộ tìm thấy ở Quảng Bình qua giấc mơ của bà Thiêm là của công chúa Lý Kiều Oanh, cháu gái vua Lý Công Uẩn hay không thì cần nhiều phương pháp khoa học cụ thể hơn nữa để kiểm chứng".

Trinh Phúc - Duơng Thu

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.