Bí ẩn sợi dây thừng "bất tử" trong ngôi mộ Ai Cập cổ

Bí ẩn sợi dây thừng "bất tử" trong ngôi mộ Ai Cập cổ

Nguyễn Minh Anh

Nguyễn Minh Anh

Thứ 3, 14/07/2020 06:09

Tại sao một sợi dây thừng thời xưa có thể tồn tại 32 thế kỷ mà không hề hư hại?

Đất nước Ai Cập luôn chứa đựng những bí ẩn không lời giải đáp, những điều chưa từng được công bố với thế giới.

Một căn phòng bí ẩn được tháo khóa cài, ngôi mộ của vị vua trẻ Tutakhamun lộ diện. Tuy nhiên, không chỉ có gian mộ chính, 2 nhà khảo cổ học Howard Carter và Harry Burton còn phát hiện phía trong có 3 khu vực hầm mộ nhỏ hơn nữa.  

Điều ngạc nhiên xuất hiện, chiếc cửa căn phòng số 2 được trạm trổ cầu kỳ, công phu và bắt mắt, chúng chỉ được khóa bằng một sợi dây thừng sơ sài.

Cộng đồng mạng - Bí ẩn sợi dây thừng 'bất tử' trong ngôi mộ Ai Cập cổ

Sợi dây thừng 3200 tuổi trong lăng mộ Tutankhamun.

Sợi dây thừng được cố định trên đầu nắm bằng gỗ có in biểu trưng vị thần Anubis mình người đầu chó rừng. Đây là vị thần canh giữ giấc ngủ của xác ướp và cuộc sống của họ sau khi chết.

Cộng đồng mạng - Bí ẩn sợi dây thừng 'bất tử' trong ngôi mộ Ai Cập cổ (Hình 2).

Trong ngôi mộ, tượng thần Anubis đóng vai trò là người hộ táng bên quan tài.

Điều lạ lùng, cho dù lăng mộ bị những kẻ trộm mộ đào lên lật xuống nhưng sợi dây thừng kia vẫn còn nguyên vẹn, gần như mới nguyên mặc dù đã 3200 năm trôi qua.

Người ta bắt đầu đồn thổi cho nhau nghe về câu chuyện lời nguyền xác ướp Pharaoh.

Căn phòng số 2 đã bị bọn đào trộm mộ xâm phạm nhiều lần, có sự xáo trộn và thiệt hại với các cổ vật phía trong, chỉ có điều những kẻ trộm mộ không thể tiến sâu hơn nữa thôi.

Howard Carter đã vào khu vực "Antechchamber" của lăng mộ, tức phòng lớn nơi đặt xác ướp của vua Tutakhamun và tìm thấy một bức phù điêu được làm từ đất sét có ghi dòng chữ "Cái chết sẽ đến với kẻ nào hỗ trợ cho việc xâm phạm sự bình yên của Pharaoh".

Hễ sợi dây thừng được tháo xuống, lời nguyền sẽ reo rắc lên những ai quấy phá giấc ngủ của các xác ướp.

Phớt lờ cảnh báo về lời nguyền đáng sợ của xác ướp vị pharaoh trẻ nhất Ai Cập cổ đại, một số nhà khảo cổ vẫn có hành động được cho là "phạm thượng" khi kinh động quan tài Tutankhamun.

Cộng đồng mạng - Bí ẩn sợi dây thừng 'bất tử' trong ngôi mộ Ai Cập cổ (Hình 3).

 

6 tuần sau khi khai quật lăng mộ Tutankhamun, George Herbert, bá tước Carnarvon đời thứ 5 - người tài trợ và cổ vũ cho dự án khám phá lăng mộ này đã chết đột ngột chỉ bởi một vết mỗi cắn sau bị nhiễm trùng. Một số báo cáo còn cho biết khi Herbert mất, mọi ánh đèn trong nhà ông đều tắt ngóm một cách kỳ lạ.

Cộng đồng mạng - Bí ẩn sợi dây thừng 'bất tử' trong ngôi mộ Ai Cập cổ (Hình 4).

Carnarvon, người tài trợ cho đoàn khải cổ đang đọc sách trước hiên nhà của Carter nằm gần thung lũng các vị Vua.

George Jay Gould I, một nhà tài chính Mỹ, bất ngờ bị sốt sau chuyến thăm tới lăng mộ Tutankhamun năm 1923. Vài tháng sau, ông mất vì bệnh viêm phổi.

Cộng đồng mạng - Bí ẩn sợi dây thừng 'bất tử' trong ngôi mộ Ai Cập cổ (Hình 5).

George Jay Gould I (bên trái) qua đời vì căn bệnh bí ẩn không lời giải, nhiều thuyết cho rằng ông bị trúng độc khí metan khi đến thăm lăng mộ của vị vua trẻ nhất Ai Cập.

Archibald Douglas-Reid, người chụp X-quang xác ướp pharaoh Tutankhamun bị ốm ngay sau khi vào lăng mộ và mất ngày 15/1/1924 vì căn bệnh bí ẩn.

Cộng đồng mạng - Bí ẩn sợi dây thừng 'bất tử' trong ngôi mộ Ai Cập cổ (Hình 6).

 

Ly kỳ hơn là trường hợp của Hugh Evelyn-White, nhà Ai Cập học người Anh đồng thời là một trong số những người đầu tiên có mặt tại lăng mộ Tutankhamun, ông đã treo cổ tự tử năm 1924 và để lại một ghi chú viết bằng máu nói rằng: "Tôi chịu thua lời nguyền buộc tôi biến mất mãi mãi".

Khoan hãy nói đến những điều liên quan đến tâm linh, quay ngược trở lại sợi dây thừng phong ấn lời nguyền, có nhiều giả thuyết đặt ra với sợi dây thừng kỳ lạ này.

Vùng đất chúng ta đang nhắc đến là một khu vực khu vực thung lũng rất sâu tại bờ tây sông Nile, đây cũng chính là nơi yên nghỉ của các Pharaoh từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 11 TCN.  

Đây là vùng đất sa mạc khô cằn khó để con người sinh sống và chính sự khô cằn này đã giúp bảo quản các hiện vật, trong đó ngay cả một sợi dây thừng cũng có thể kéo dài tuổi thọ lên tới hàng ngàn năm.

Điều này ngược lại với những vùng đất có độ ẩm cao, nơi mà mọi thứ dễ bị tự nhiên hủy hoại hơn.

Từ thời thủy tổ, dây thừng là vật mà thành phần hóa học là chất hữu cơ, loại công cụ thô sơ của con người, các nhà khảo cổ cho rằng 28.000 năm trước những sợi dây thừng đã xuất hiện.  

Thứ 2, không gian trong lăng mộ cực kín, kín đến mức được so sánh với phòng kín vô trùng, mọi lối đi trong lăng mộ bị bịt kín nên mức khí oxy không thể lọt vào.

Việc oxy và nước trong lăng mộ gần như là không có đã vô tình góp phần làm sợi dây thừng này trở nên bền bỉ bởi oxy chính là tác nhân gây ra sự bào mòn và hủy hoại các chất.

Có thể thấy khí hậu sa mạc và không gian kín như bưng của lăng mộ vua Tutakhamun đã giúp cho ngay cả một sợi dây thừng đơn giản cũng được bảo quản đến hơn 3200 năm.

Khác hoàn toàn với những lăng mộ của nền văn minh Maya, hầu hết các cổ vật, công trình, xác ướp đều bị biến dạng, phân hủy hoàn toàn bởi khí hậu và môi trường Trung Mỹ nhiều rừng cây tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển mạnh.

Nguyên Anh (Nguồn Live Science)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.