Theo Express, các chuyên gia cho rằng máy bay MH370 được tin là đã bay qua vùng biển Ấn Độ dương trong nhiều giờ sau khi biến mất nhưng chắc chắn máy bay đã hạ cánh an toàn trên mặt nước chứ không lao xuống biển.
Chuyến bay MH370 của hàng không Malaysia mất tích hôm 8/3/2014 khi đang trên lộ trình từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh chở theo 239 người trên khoang. Cuộc điều tra chính thức kết luận rằng máy bay có thể bay qua biển Ấn Độ dương cho đến khi hết nhiên liệu và lao xuống biển. Tuy nhiên, theo chương trình “Chuyến bay MH370” của Channel 5, máy bay đã hạ cánh trên mặt nước.
Theo chuyên gia David Gleave, chuyên gia hàng không từ đại học Loughborough: “Bằng kinh nghiệm thực tế, việc máy bay hạ cánh trong điều kiện này là rất có thể”.
Không chỉ có thể hạ cánh dưới điều kiện như thế này mà máy bay còn được thiết kế để tiếp đất trong những trường hợp khẩn cấp.
Ông David Gleave chỉ ra rằng các máy bay dân dụng được thiết kế để có thể thả trôi ở trên biển.
Ông nói với Channel 5 rằng: “Chúng ta đã xem bộ phim Sully kể lại phép màu trên sông Hudson mà theo đó ta có thể thấy máy bay được thiết kế để có thể trôi nổi trên mặt nước trong một khoảng thời nhất định nhằm cho phép mọi người thoát ra ngoài và sống sót cùng phao bơi”.
Phép màu trên sông Hudson là sự cố chấn động đã xảy ra mà theo đó, 2 phi công lái máy bay thương mại đã có hành động rất kịp thời nhằm ứng phó với sự cố động cơ máy bay và lướt máy bay ở trên sông.
Chuyến bay 1549 của hàng không Mỹ xuất phát từ sân bay LaGuardia của thành phố New York vào năm 2009 đâm vào một bầy chim khiến động cơ bị hỏng.
Các phi công đã hạ cánh máy bay thành công trên sông Hudson và 155 người trên khoang máy bay đã được cứu thành công mà không để lại thương tích nào.
Sự cố này sau đó được chuyển thể thành bộ phim mang tên Sully, do Tom Hanks đóng vai cơ trưởng.
Chuyên gia David Gleave nhắc tới sự cố này nhằm nhấn mạnh rằng các máy bay hoàn toàn có thể hạ cánh an toàn trong những trường hợp khẩn cấp.
Điều này chỉ ra rằng nếu một sự cố kỹ thuật xảy ra trên máy bay, phi hành đoàn hoàn toàn có thể hạ máy bay xuống mặt biển.
Bởi thế nên nếu không tặc muốn làm mất dạng máy bay, thủ phạm phải lao máy bay xuống biển bởi khi máy bay nổi trên mặt nước, máy bay sẽ dễ dàng được các bên cứu hộ tiếp cận.
Ông Greave giải thích thêm: “Nếu muốn không ai tìm thấy máy bay thì phải lao máy bay theo cách đảm bảo máy bay không nổi được”.
Có 3 mảnh vỡ máy bay được khẳng định là của MH370 đã được tìm thấy trên bãi biển ở Ấn Độ dương và bờ biển phía Tây Africa.
Phân tích các mảnh vỡ của cánh máy bay tìm thấy ở đảo Reunion hồi tháng 7/2015 cho thấy dường như máy bay không có dấu hiệu trôi trên biển.
Tuy nhiên ông David Gleave không bất ngờ về kết quả phân tích này. Ông cho rằng một khi đã có chủ ý, người ta hoàn toàn có thể dựng được hiện trường này.
Các chuyên gia cũng cho rằng nếu máy bay lao xuống biển từ độ cao hàng chục km, máy bay sẽ vỡ thành từng mảnh và phải để lại đống đổ nát trôi nổi trên mặt biển.
Căn cứ vào thực tế cho thấy, khi hết nhiên liệu, máy bay MH370 đã lướt mà không sử dụng đến động cơ, cho đến khi ở một độ cao thích hợp, máy bay được điều khiển để tiếp xuống mặt nước.
Tuy nhiên, đây chỉ là một trong vô vàn giả thuyết về sự mất tích của máy bay MH370 được đưa ra trong những năm qua. Tất cả vẫn còn là bí ẩn chờ lời giải.
Xem thêm >> Thông tin gây sốc về khả năng khiến MH370 mất tích bí ẩn và thủ phạm khả nghi nhất